Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp mới

Môi trường kinh doanh cải thiện tiếp tục tạo điều kiện tăng số lượng công ty mới đăng ký gia nhập thị trường. Có rất nhiều người hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình thành lập công ty riêng tự ra làm chủ. Thế nhưng khi bắt tay vào thành lập doanh nghiệp, các bạn gặp không ít khó khăn. Từ thủ tục hồ sơ không biết chuẩn bị giấy tờ gì? Khi thành lập công ty cần chú ý những vấn đề gì?…

Bài viết dưới đây, chúng tôi xin tư vấn cho các bạn các quy trình, thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp mới và các thủ tục ban đầu khi thành lập công ty như sau:

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp mới năm 2019 thực hiện qua 04 giai đoạn:

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep-moiThủ tục thành lập công/doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Một trong những vướng mắc của các nhà khởi nghiệp chính là thành lập công ty/doanh nghiệp của mình theo loại hình nào. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty.

Có 4 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành thành lập công ty, bạn nên xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm:

  • Thuế;
  • Trách nhiệm pháp lý;
  • Khả năng dễ dàng sang nhượng;
  • Bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư.

Các mô hình kinh doanh

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH (2 thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu

Ở bước này các bạn cần chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

Bước 4: Lựa chọn đặt tên công ty

Tốt nhất bạn nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Quy định này được thực hiện căn cứ theo khoản 2 Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. 

Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).

Bước 6: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Bước 7: Xác định chức danh người người đại diện theo pháp luật của công ty

Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Giai đoạn 2: Tiến hành soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp mới

Bước 1: Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ

Soạn thảo giấy tờ, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ cụ thể quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Giai đoạn 3: Khắc con dấu và phát hành mẫu dấu pháp nhân

Bước 1: Làm con dấu

Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep-moi

Con dấu pháp nhân

Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu. Thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty/ doanh nghiệp

Sau có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, con dấu. Nhiều doanh nghiệp, cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
  2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;
  3. Nộp tờ khai thuế môn bài;
  4. Nộp thuế môn bài cho năm nay;
  5. Mở tài khoản ngân hàng của công ty, nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở. Kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử;
  6. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty;
  7. Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
  8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty;
  9. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Trên đây là toàn bộ những tài liệu cần thiết để doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng pháp luật. Hi vọng đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ cho chúng tôi khi bạn có quan tâm đến các Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp mới.

Tin tức liên quan

0901981789