Phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã có đợt kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng trong danh sách xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam. Kết quả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận được phản hồi chính thức từ Hải quan Trung Quốc, Việt Nam đã được chấp thuận 51 mã vùng trồng và 25 mã cơ sở đóng gói trái sầu riêng của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn và được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Hành trình xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc
Cơ hội chỉ thật sự mở ra, khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác; phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hóa quy trình sản xuất; phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.
Ngày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với các cơ quan chức năng chính thức xuất khẩu lô hàng sầu riêng chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Lô sầu riêng Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Ngày 7/9/2022, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã công bố danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói quả sầu riêng tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Chi tiết danh sách xem tại đây.
Những vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng chưa đạt cần lưu ý điều gì?
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đánh giá trực tuyến, vẫn còn lại 50 vườn trồng và 11 cơ sở đóng gói chưa đáp ứng yêu cầu và phía Việt Nam cần yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu xác minh sau khi hoàn thành việc rà soát, khắc phục để xem xét đánh giá thêm. Hải quan Trung Quốc đã phát hiện các vấn đề sau:
Một số vườn trồng vẫn còn lẫn các loại cây khác ngoài sầu riêng như: ngô, cà phê, ổi,… không có biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm chéo và lây lan của sâu bệnh giữa các loài khác nhau; một số nhà vườn trồng cây ăn quả không thực hiện theo dõi dịch hại, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình.
Nếu nhiều vườn không theo dõi ruồi đục quả, hoặc chỉ treo bảng vàng hoặc bẫy, hoặc sử dụng bẫy không đúng cách, hoặc chỉ sử dụng đòn bẫy thì khả năng xác định dịch hại của người quản lý vườn vẫn cần được tăng cường.
Một số vườn cây ăn trái chưa thực hiện giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí có tham gia dự án giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả giám sát chưa rõ.
Trình độ quản lý của các cơ sở đóng gói còn có sự chênh lệch lớn, một số nhà xưởng đã cũ, mặt bằng không đủ cứng, vệ sinh môi trường tổng thể kém, khu vực nhà máy gần với khu sinh hoạt, không cách ly về mặt vật lý. Một số nhà máy đóng gói không vệ sinh bụi và sinh vật gây hại khi cọ rửa bề mặt sầu riêng, nhận dạng, có thể gây ô nhiễm thứ cấp về việc giám sát dịch hại không được thực hiện.
Về các biện pháp phòng chống covid-19, một số nhà máy và vườn cây ăn quả không có phương tiện rửa tay, chỉ khử trùng.
Xem thêm: