Như các bạn đã biết, sau một quá trình xem xét cập nhật tiêu chuẩn bắt đầu từ tháng 05/2021, kết hợp các xu hướng mới nhất và nhu cầu của ngành, BRCGS đã công bố bản tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với phiên bản mới nhất BRCGS phiên bản 9 vào ngày 01/08/2022. Theo quy định từ ngày 01/02/2023 trở đi, tất cả các cuộc đánh giá chứng nhận BRCGS sẽ phải áp dụng bản tiêu chuẩn phiên bản mới nhất này.
Vậy nếu đặt câu hỏi rằng, tại sao BRC phiên bản 8 lại cần được thay đổi, cần sửa đổi và bổ sung nâng cấp lên phiên bản 9, hãy cùng Chất Lượng Việt tìm hiểu ngay sau đây nhé.
6 lý do quan trọng dẫn tới nâng cấp phiên bản mới của Bộ tiêu chuẩn An toàn thực phẩm BRCGS phiên bản 9 như sau:
1. Lý do thứ nhất:
BRCGS là tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm được GFSI công nhận cùng với các Tiêu chuẩn khác như FSSC 22000, IFS và từ 05/2020 thì GFSI đã có 1 số thay đổi, cập nhật mới trong phiên bản 2020.
Các yêu cầu trong BRCGS luôn được đưa ra, ban hành đối xứng, sự phù hợp với yêu cầu của GFSI, chính vì lẽ đó, khi GFSI đã có những thay đổi, cập nhật mới thì BRGCS cũng cần xem xét về các yêu cầu cập nhật đó, đây dẫn đến một lý do để BRCGS version 9 ra đời.
Đôi nét về GFSI là gì? Thì GFSI là viết tắt bởi cụm từ (Global Food Safety Initiative) Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu. Đây là một sáng kiến định hướng kinh doanh cho việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để đảm bảo các cơ sở thực phẩm đang chế biến thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
2. Lý do thứ hai:
BRCGS muốn nhấn mạnh, muốn thúc đẩy và muốn phát triển hơn nữa về văn hóa an toàn thực phẩm và ngăn ngừa gian lận sản phẩm trong bối cảnh hiện nay. Dẫn đến đây là lý do thứ hai thúc đẩy cần phải cập nhật phiên bản số 9.
3. Lý do thứ ba:
Sự thay đổi các luật an toàn thực phẩm toàn cầu, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc chung của Codex và vệ sinh thực phẩm.
Tính từ 25/08/2020 thì HACCP Codex đã ban hành phiên bản mới HACCP Codex 2020 về Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Được biết cốt lõi của BRCGS vẫn dựa vào việc Kiểm soát các mối nguy và kế hoạch an toàn thực phẩm. Vậy nên khi tiêu chuẩn về quy phạm vệ sinh và an toàn thực phẩm có thay đổi, cập nhật thì các điểm được cập nhật này cũng cần phải được phản ánh và trong tiêu chuẩn mới của BRCGS, dẫn đến đây là lý do phiên bản số 9 ra đời.
Xem thêm: Tư vấn chuyển đổi từ BRC sang BRCGS – Phiên bản 9 (BRCGS Food Issue 9)
4. Lý do thứ tư:
Sự xuất hiện những rủi ro mới về an toàn thực phẩm.
Chính vì lẽ đó nên là BRCGS cũng cần phải xem xét, cập nhật lại những cái quy định liên quan tới việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. BRCGS phiên bản 9 nhấn mạnh nhiều hơn về chương trình tiên quyết và các biện pháp kiểm soát phải tiếp cận dựa trên rủi ro xác định cái mức độ rủi ro đối với khu vực sản xuất và đối với nhà cung cấp để xây dựng ra một cái kế hoạch kiểm soát phù hợp.
5. Lý do thứ năm:
Sự gia tăng của các vụ thu hồi và triệu hồi sản phẩm.
Qua báo cáo sự gia tăng các vụ thu hồi sản phẩm, thì đây cũng là thông tin mà BRCGS cần phải nhấn mạnh, phản ánh rõ vào BRCGS phiên bản 9 về việc phải kiểm soát tính hiệu lực của các chương trình về phòng vệ thực phẩm các chương trình liên quan tới chống gian lận cũng như đảm bảo tính xác thực, tính trung thực của sản phẩm.
6. Lý do thứ sáu:
Tiếp cận và kỹ thuật đánh giá mới
Trải qua các đợt dịch covid vừa rồi đã nảy sinh ra một cái nhu cầu mới về cách tiếp cận quá trình đánh giá cho các doanh nghiệp. Hiện nay, không bắt buộc hoàn toàn các tổ chức chứng nhận phải đến trực tiếp doanh nghiệp để tiến hành các cuộc đánh giá chứng nhận nữa và sẽ có những trường hợp doanh nghiệp được lựa chọn hình thức đánh giá. Có 2 hình thức đánh giá, đó là đánh giá thông báo và hình thức đánh giá không thông báo trước. Đối với hình thức đánh giá không thông báo trước (Unannounced Audit) thì Tổ chức chứng nhận sẽ phải đến trực tiếp doanh nghiệp để đánh giá trong cả 2 giai đoạn, đánh giá giai đoạn 1 – Sự sẵn sàng và Giai đoạn 2 – Việc thực hiện.
Tuy nhiên đối với hình thức đánh giá thông báo trước (Announced Audit), doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đánh giá có thông báo kết hợp (Blended announced Audit) để Giai đoạn đánh giá 1 – sẽ được đánh giá online và Giai đoạn đánh giá 2 – đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp. Điều này ở phía các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận BRCGS đánh giá cao về sự tiện lợi và được biết bối cảnh 2 năm Covid qua đã giúp tiêu chuẩn tiếp cận và áp dụng kỹ thuật đánh giá mới này trong phiên bản 9 của mình.