Tìm hiểu các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam

Bên cạnh việc quan tâm đến các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam, việc đạt được chứng nhận Halal cho các thực phẩm cũng là mong muốn của nhiều đối tượng, đây sẽ là tấm vé thông hành để có thể vào thị trường Hồi giáo tiềm năng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam cùng với thông tin về loại chứng nhận này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Chất Lượng Việt nhé!

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal là quá trình xem xét, đánh giá độc lập và khách quan của cơ quan hoặc tổ chức được cấp phép nhằm xác nhận rằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể đã được đánh giá không sử dụng những thành phần Haram (các chất cấm theo quy định luật Hồi giáo) cùng với điều kiện sản xuất, cung cấp dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của luật Sharia, Kinh Qur’an và tiêu chuẩn Halal.

Chứng nhận Halal là quá trình xác nhận sản phẩm
Chứng nhận Halal là quá trình xác nhận sản phẩm, dịch vụ không sử dụng những thành phần Haram

Tìm hiểu chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh mới nhất, chi tiết: https://clv.vn/chung-nhan-hop-quy-giay-ve-sinh/

Chuẩn mực để đánh giá chứng nhận Halal tại Việt Nam

Tiêu chuẩn được sử dụng để làm chuẩn mực đánh giá chứng nhận Halal cho các sản phẩm chính là các hướng dẫn của JAKIM –Malaysia,, MUI – Indonesia, GSO cùng với các hướng dẫn thích hợp đến từ các tổ chức quốc tế khác. Các Fatwa được sử dụng tham chiếu trong các hoạt động thẩm xét quá trình đánh giá dựa vào Fatwa Malaysia và Fatwa MUI Indonesia.

Chuẩn mực đánh giá chứng nhận Halal tại Việt Nam
Chuẩn mực để đánh giá chứng nhận Halal tại Việt Nam

Đối tượng cần đăng ký chứng nhận Halal

Thông thường, các đối tượng cần đăng ký chứng nhận Halal bao gồm:

  • Các doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển sản phẩm ở thị trường các nước hồi giáo.
  • Đối tượng đang quan tâm đến những lợi ích mà các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam mang lại.
  • Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm sang các khu vực Trung Đông.
Đối tượng đăng ký chứng nhận Halal
Đối tượng cần đăng ký chứng nhận Halal khá đa dạng

Các sản phẩm được đăng ký chứng nhận Halal

Trước khi đi vào tìm hiểu các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam, hãy cùng tham khảo Các sản phẩm được đăng ký chứng nhận Halal. Theo đó, chỉ có các các sản phẩm được sản xuất hàng loạt, có nhãn hiệu thương mại thuộc các lĩnh vực Nhà nước sở tại cho phép được sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận Halal.

Một số sản phẩm thường được yêu cầu phải chứng nhận Halal:

  • Thực phẩm Halal.
  • Mỹ Phẩm của Halal.
  • Thực phẩm chức năng của Halal.
  • Dược phẩm của Halal.
  • Các sản phẩm để chăm sóc cá nhân Halal.
  • Thức ăn chăn nuôi Halal, thủy sản Halal.
Sản phẩm được đăng ký chứng nhận Halal
Các sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal được quy định rõ ràng

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị y tế 2023, TẠI ĐÂY

Các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam

Hiện nay, các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam không phải là cơ quan thuộc chính phủ mà chính là ban tổ chức tư nhân đã được các tổ chức Halal ở trên thế giới như GCC Accreditation Center (GAC), JAKIM (Malaysia), ESMA (UAE), CICOT (Thái Lan), MUIS(Singapore),  KFDA (Hàn Quốc),… công nhận chức năng cũng như thẩm quyền kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ Halal ở Việt Nam.

Các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam
Các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam là ban tổ chức tư nhân được các tổ chức Halal thế giới công nhận

Quy trình xin cấp chứng nhận Halal tại Việt Nam

Hiện nay, pháp luật của Việt Nam chưa có hướng dẫn một cách cụ thể về quy trình cấp Chứng nhận Halal. Bên cạnh đó pháp luật các quốc gia Hồi giáo cũng vẫn chưa có sự đồng nhất về quy trình này. Do đó, tùy thuộc vào từng thị trường xuất khẩu, các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam sẽ áp dụng theo quy trình riêng biệt đến từ các quốc gia Hồi giáo.

Theo đó, có 3 chương trình xin cấp chứng nhận Halal được áp dụng tại Việt Nam gồm Chương trình JAKIM, chương trình GCC và Chương trình MUI. Quy trình đánh giá Halal theo các chương trình sẽ có sự tương đồng nhất, cụ thể:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại các tổ chức có thẩm quyền về việc cấp chứng nhận.
  • Bước 2: Xem xét việc thẩm định về mặt hồ sơ tại hiện trường sản xuất.
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận hoặc thông báo việc từ chối cấp chứng nhận.

Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất các thực phẩm Halal cần phải nhắm đến một thị trường tiêu thụ trước khi tiến hành quy trình đánh giá, kiểm nghiệm và xin được cấp giấy chứng nhận Halal.

Quy trình đánh giá Halal
Quy trình đánh giá Halal theo các chương trình sẽ có sự tương đồng nhất

Các tiêu chuẩn chung của giấy chứng nhận Halal

Giấy chứng nhận Halal dựa vào các tiêu chuẩn chung sau:

  • Sản phẩm không được có nguyên liệu nào mà luật Hồi giáo cấm.
  • Trong quá trình vận chuyển và sản xuất sản phẩm không được phép tiếp xúc cùng với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào đến từ nguyên liệu mà luật Hồi giáo không chấp nhận.
  • Sản phẩm không được tiếp xúc cùng với bất kỳ phương tiện hay thiết bị nào đến từ vật liệu mà luật hồi giáo không cho phép.
  • Các dụng cụ, thiết bị được dùng trong sản xuất, vận chuyển và lưu kho các thực phẩm Haram cần phải được rửa sạch, làm khô theo luật hồi giáo khi sử dụng cho thực phẩm Halal.
  • Không được sản xuất, vận chuyển và lưu kho trong cùng một nhà máy, dây chuyền sản xuất các thực phẩm Haram (trừ trường hợp có giám sát viên Hồi giáo tham gia vào toàn bộ quá trình).
Giấy chứng nhận Halal dựa vào các tiêu chuẩn chung
Giấy chứng nhận Halal dựa vào các tiêu chuẩn chung cụ thể

Lợi ích của văn phòng chứng nhận Halal chất lượng mang lại

Đối với văn phòng chứng nhận Halal chất lượng sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cũng như tạo niềm tin cho khách hàng. Cụ thể như sau:

Đưa ra quyết định kinh doanh

Chứng nhận Halal giúp doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp có nhận thức đúng về thương hiệu.
  • Mang lại nguồn khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.
  • Tăng khả năng tiêu thụ của các sản phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp của bạn duy trì được thị phần cũng như luôn đi trước những đối thủ cạnh tranh.
  • Đảm bảo quy trình sản xuất các thực phẩm an toàn, đáp ứng được yêu cầu của người Hồi giáo.

Tạo niềm tin với khách hàng

Giấy chứng nhận Halal đã được đánh giá và cấp chứng nhận từ tổ chức chứng nhận chuyên nghiệp không những mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cả với khách hàng.

Đối với một sản phẩm đã được chứng nhận Halal sẽ giúp cho khách hàng đưa ra được quyết định mua hàng nhanh hơn, giúp tăng doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn có thể dùng chứng nhận Halal để hỗ trợ cho các công tác quảng cáo.

Sản phẩm được chứng nhận Halal giúp khách hàng mua hàng nhanh hơn
Sản phẩm đã được chứng nhận Halal sẽ giúp khách hàng đưa ra được quyết định mua hàng nhanh hơn

Đừng bỏ lỡ: Thông tin giấy chứng nhận hợp quy cát xây dựng 2023

Lời kết

Trên đây là thông tin về các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam cùng với tổng hợp thông tin về giấy chứng nhận Halal. Có thể thấy, loại chứng nhận này có thể áp dụng cho toàn bộ các loại sản phẩm không phải là Haram hay không chứa bất kì thành phần nào của Haram và cần đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn Halal.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với Chất Lượng Việt để được hỗ trợ nhé!

Tin tức liên quan

0901981789