Tổng hợp các Tổ chức chứng nhận hữu cơ chưa được Quốc tế công nhận

Chiều 22/11, “Hội thảo hỗ trợ phát triển tổ chức chứng nhận Việt Nam được thừa nhận bởi các quốc gia nhập khẩu” diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh. Hội thảo do Bộ NN&PTNT, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức.

cac-to-chuc-chung-nhan-huu-co-chua-duoc-quoc-te-cong-nhan

Còn nhiều khó khăn trong hoạt động chứng nhận hữu cơ

Hoạt động chứng nhận hữu cơ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, tổ chức chứng nhận nổi lên với 3 vai trò: Giúp người sản xuất xác định mức độ phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; nâng giá trị; và chứng minh chất lượng với người tiêu dùng.

Sau khi Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP được ban hành, các tổ chức chứng nhận đã thực hiện việc đăng ký hoạt động chứng nhận qua Bộ NN&PTNT. Sau đó, triển khai hoạt động chứng nhận tại các tỉnh thành phố trên cả nước, giúp cho nông sản Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ được mở rộng cả về số lượng và chủng loại.

cac-to-chuc-chung-nhan-huu-co-chua-duoc-quoc-te-cong-nhan

Hiện nay, ở Việt Nam đã có hơn 30 các tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp về nông nghiệp hữu cơ đã đăng ký qua Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện nay, công tác chứng nhận, quản lý, phát triển hoạt động chứng nhận nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Các tổ chức chứng nhận thiếu chuyên gia giỏi, thiếu trang thiết bị, quy trình cấp chứng nhận còn phức tạp và tốn nhiều chi phí khiến những bộ phận sản xuất nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận… “Các tổ chức này chưa có sự liên kết, công nhận, thừa nhận lẫn nhau và chưa được quốc tế thừa nhận”, ông Toản nhấn mạnh.

Sớm hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn hữu cơ

Tại hội thảo, bà Marion Chaminade – Tham tán Nông nghiệp Thực phẩm khu vực – Đại Sứ quán Pháp cho biết, các quy tắc quản lý sản xuất hữu cơ là giống nhau trên khắp châu Âu và các sản phẩm nhập khẩu phải tuân theo các yêu cầu giống nhau. Ngoài ra, logo châu Âu là bắt buộc kể từ năm 2010.

“Đây có thể là kinh nghiệm để Việt Nam xây dựng, phát triển các tổ chức chứng nhận hữu cơ để đảm bảo các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tôn trọng các nguyên tắc hữu cơ, tăng cường chứng nhận hữu cơ, phát triển các sản phẩm có bổ sung giá trị”, bà Marion Chaminade chia sẻ.

cac-to-chuc-chung-nhan-huu-co-chua-duoc-quoc-te-cong-nhan

Theo bà Marion Chaminade, Việt Nam cần có kế hoạch giảm sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật xuất khẩu của các quốc gia như EU, điều này sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất khả năng sản xuất hữu cơ tại Việt Nam theo tiêu chuẩn EU và khả năng xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, Việt Nam cần thống nhất một chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm xuất khẩu hoặc bán trên thị trường nội địa trong nước. Xây dựng hệ thống, khuôn khổ giám sát của các cơ quan kiểm soát hiệu quả và nhất quán. Đảm bảo việc theo dõi và ghi dữ liệu thích hợp, một hệ thống thông tin mở sẽ là cực kỳ hữu ích nếu nó thu thập đăng ký của tất cả các trang trại hữu cơ… điều này giúp thuận tiện cho việc minh bạch thông tin khi cần thiết.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ thúc đẩy các cơ quan liên quan của Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn hữu cơ đã ban hành.

Xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hành sản xuất hữu cơ cho từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể, đáp ứng các tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc, minh bạch quá trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, hậu kiểm đối với sản phẩm đã được chứng nhận; công khai chuẩn hóa danh mục vật tư đầu vào cho sản xuất hữu cơ.

Ký kết thỏa thuận, ghi nhớ hợp tác nhằm thừa nhận lẫn nhau (giữa các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế) về kết quả chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực cho người sản xuất, người làm công tác chứng nhận, phát triển cộng đồng các tổ chức chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam.

cac-to-chuc-chung-nhan-huu-co-chua-duoc-quoc-te-cong-nhan

Cùng ngày, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cũng đã giới thiệu 5 tài liệu hướng dẫn sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Đây là bộ tài liệu do Cục chủ trì tổ chức xây dựng. Bao gồm: Hướng dẫn sản xuất dừa hữu cơ, sản xuất cà phê vối hữu cơ, sản xuất sữa hữu cơ, sản xuất tôm – lúa hữu cơ và kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ.

Ông Phạm Văn Duy – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản kỳ vọng 5 tài liệu này sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo, các đơn vị đầu mối, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ định hướng, điều chỉnh quy trình sản xuất thực tiễn của đơn vị, địa phương. Qua đó nhằm thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Theo Nông Thôn Việt

Tin tức liên quan

0901981789