Thông thường, để sản xuất ra một loại thực phẩm hữu cơ nào đó, người sản xuất phải được đào tạo về các quy định, tiêu chuẩn, quy trình,… thực sự nghiêm ngặt. Do vậy, các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra có thể đảm bảo là hữu cơ thực sự. Vậy câu hỏi đặt ra là tại Việt Nam và trên thế giới sẽ có những tổ chức chứng nhận nào được công nhận. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.
Bảng danh sách tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam và trên thế giới
STT | Chứng nhận | Tên chứng nhận |
1 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ (Hoa kỳ) | USDA (United States Department of Agriculture) |
2 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu | EU (European Union) |
3 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản | JAS (Japanese Agricultural Standard) |
4 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Úc | ACO (Australian Certified Organic) |
5 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Anh | Soil (Association Soil Association) |
6 | Tổ chứng chứng nhận quốc tế cho nông nghiệp bền vững Úc | NASAA (National Association for Sustainable Agriculture Australian) |
7 | Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Canada | Canada |
8 | Hệ thổng đảm bảo cùng tham gia PGS (tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam) | PGS (Participatory Guarantee Systems) |
Điểm qua 1 số tổ chức chứng nhận hữu cơ
Chứng nhận hữu cơ hoạt động như thế nào?
Mỗi chứng nhận là một hệ thống quy định mà mỗi sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Nhìn chung, các quy định này chủ yếu đánh giá các tiêu chí như:
- Mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ trong sản xuất;
- Tỷ lệ tối đa thành phần tổng hợp được cho phép (nếu có);
- Các thành phần mà sản phẩm có thể/ hoặc không thể bao gồm trong sản phẩm;
- Các quá trình được áp dụng để tạo ra sản phẩm.
Quy trình sản xuất, thành phần sản phẩm của nhà sản xuất đều được kiểm tra bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ thứ 3 để đảm bảo các sản phẩm đó đạt chuẩn yêu cầu.
> Xem thêm: Thực phẩm Organic là gì?
>> Xem thêm: Làm thế nào để được chứng nhận Organic Việt Nam