Khi trồng cây ăn quả có múi, đi sâu vào chất lượng, minh bạch hóa nguồn gốc bằng chuẩn VietGAP chính là một hướng đi vững bền nhất.
4 chủ đề của bất cứ nhà nông nào cũng phải quan tâm khi muốn trồng trọt thành công là chọn giống, sử dụng phân bón đúng cách, chăm sóc và phòng bệnh, thu hoạch và tiêu thụ. Dưới đây là các câu hỏi đáng chú ý:
Cam đạt chuẩn VietGAP
Các lưu ý khi bà con chọn giống cam
– Thứ nhất, chọn những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn trong sản xuất giống cây.
– Thứ hai, tiêu chuẩn cây giống, ngoài việc quan sát bằng mắt thường cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bênh hại thì bà con phải xác định được 2 yếu tố sau:
- Cây gốc ghép: Hiện nay đang sử dụng là cây bưởi chua hoặc cây chấp chua, bà con lưu ý nếu không phải là 1 trong 2 loại trên thì sự tiếp hợp sẽ rất kém, ví dụ như cây bưởi ngọt thì bộ rễ tái tạo sẽ kém phát triển.
- Nguồn mắt ghép: Có được khai thác từ những cây đầu dòng (cây giống tốt) hay không? Ví dụ, nếu khai thác nguồn mắt ghép từ vùng nào phải được Sở NN&PTNT cùng các nhà khoa học công nhận là cây đầu dòng mới được phép khai thác mắt và nhân giống.
– Thứ ba, tiến hành thực hiện nhân giống trên bầu to, đường kính ít nhất từ 14-15cm, chiều cao > 20cm; từ mắt ghép trở lên phải đạt được 2 cặp lộc tương đương 35-40cm, nghĩa là từ mặt bầu lên phải đạt 50-60cm thì mới đưa về trồng.
Chăm sóc cam đúng cách như thế nào để quả có chất lượng và mẫu mã tốt?
Cách chăm sóc cam giai đoạn nuôi quả: 4 vấn đề quan trọng.
- Cắt tỉa tạo tán: Cắt tỉa bớt cành để làm thoáng cây, tạo tán đón ánh nắng, tăng khả năng quang hợp cho cây. Sử dụng dao kéo cắt tỉa chuyên dụng, cắt theo hình chữ Y (khai tâm) để ánh nắng lọt được vào sâu bên trong tán. Khống chế tán chiều cao 3-3,5m so với mặt đất. Cắt bỏ cành khô, kém dinh dưỡng. Cây ít tuổi dùng động tác vít để cây thông thoáng.
- Làm cỏ, bón phân: Làm sạch cỏ gốc, tuyệt đối không phun thuốc trừ cỏ trong giai đoạn này.
- Tưới, tiêu nước: Cây cam thuộc giống cây có múi, đặc tính của giống này vừa cần nước nhưng cũng rất sợ nước. Cần nước ở giai đoạn ra hoa đậu quả vào mùa khô từ Tết âm lịch cho đến mùa mưa. Sợ nước giai đoạn ra lộc đông vào mùa mưa và mùa đông.
- Phòng trừ sâu bệnh hại.
Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt
Có nên khoanh cành cho cây cam?
– Mục đích: Giúp cây cam ra hoa, đậu quả rộ.
– Không nên khoanh khi nào?
Nếu có thể điều chỉnh bằng việc bón phân hoặc các biện pháp kĩ thuật khác được mà cây ra hoa rộ thì không cần.
– Nên khoanh khi nào?
Khi sử dụng khi bón quá nhiều đạm, cây phát triển không cân đối, sinh trưởng sinh dưỡng mạnh hơn sinh trưởng sinh thực để chuyển sang giai đoạn phân hóa hoa và ra hoa đồng loạt. Hoặc trường hợp bón phân không tốt nên ra hoa nhiều đợt.
– Kĩ thuật khoanh cành: Dùng dao sắc khía 1 vòng sâu vào đến khoanh gỗ, đến khi thấy lấm tấm nhựa ở các vết khoanh là được.
Ngoài ra, bà con có thể kích thích ra hoa trước khi ra hoa 1 – 1,5 tháng. Giữ khô cho vườn và tiến hành khoanh cành cấp I; dùng chế phẩm kích thích ra hoa như flower 94 phun để ra hoa đồng loạt tránh khô đầu múi; bón phân đủ, đúng quy trình.
Bón phân như thế nào để đạt chuẩn VietGAP?
Muốn cam, bưởi đạt được năng suất, chất lượng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng chủng loại: Thời gian này là giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14. Vì hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá; hàm lượng kali cao giúp tăng hàm lượng đường và mẫu mã quả đẹp.
- Đúng liều lượng: Liều lượng thích hợp từ 1-1,5kg/cây. Không được bón thừa tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường; cũng không nên bón thiếu để cây đạt được năng suất cao nhất.
- Đúng thời điểm: Bón khi đất đủ ẩm; không nên bón vào lúc trời nắng tránh bốc hơi, trời mưa tránh rửa trôi.
- Đúng phương pháp: xới qua đất xung quanh tán với độ sâu từ 5-7 phân tránh tổn thương bộ rễ. Rãi phân theo chiều thẳng tán xuống (hình vành khăn).
Nguồn: nongnghiep.vn
Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Chất Lượng Việt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng suất và chất lượng. Tư vấn chứng nhận VietGAP là một trong những lĩnh vực hoạt động của Chất Lượng Việt. Ngoài ra còn được chỉ định tư vấn chứng nhận nhiều lĩnh vực khác như: chứng nhận hữu cơ, chứng nhận GlobalGAP; chứng nhận ISO 9001, HACCP, ISO 14001, ISO 13485, ISO 45001, OHSAS 18001;…
Xem thêm: