Chứng nhận chè hữu cơ là gì? 7+ bước đăng ký chứng nhận chè hữu cơ

Ngày nay, chứng nhận thực phẩm Organic nói chung không còn quá xa lạ với các nhà sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và đối với cả người tiêu dùng. Riêng ngành chế biến chè xuất khẩu cũng đã từng bước thực hiện quá trình tiếp cận hệ thống sản xuất an toàn được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn hữu cơ.

Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu khái niệm Chứng nhận chè hữu cơ là gì? Vì sao bạn nên đăng ký chứng nhận chè hữu cơ? và hướng dẫn quy trình chứng nhận sản phẩm hữu cơ được thực hiện như thế nào?

Chứng nhận chè hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là minh chứng cho sản phẩm thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, hóc môn, thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi.

Chứng nhận chè hữu cơ là giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm chè nhằm khẳng định sản phẩm chè được sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng.

chung-nhan-che-huu-co

Chè hữu cơ là loại thực phẩm được sản xuất theo những yêu cầu về tiêu chuẩn và phương thức của ngành nông nghiệp hữu cơ. Có thể hiểu một cách cơ bản như sau:

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học
  • Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs)
  • Không thuốc kháng sinh
  • Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng
  • Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt
  • Tuy nhiên vẫn được dùng một số loại một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp theo quy định đã được cho phép

Tiêu chuẩn hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam đối với sản phẩm chè là TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ.

Lý do bạn nên đăng ký chứng nhận chè hữu cơ

Nếu bạn đang là đơn vị vận hành hệ thống sản xuất sản phẩm chè thì không nên bỏ qua việc đăng ký chứng nhận chè hữu cơ vì những lý do sau:

  • Tạo ra sản phẩm an toàn, tăng giá trị chất lượng sản phẩm

Sản phẩm hữu cơ giảm nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn, cải thiện hành vi sử dụng thực phẩm hữu cơ cho người tiêu dùng, sản phẩm chất lượng tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm ra thị trường.

  • Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Sản phẩm chè được gắn nhãn Organic bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Từ đó tăng số lượng người tiêu dùng, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.

chung-nhan-che-huu-co

  • Nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu

Được phép in nhãn dán chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ Organic, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận hữu cơ trong các hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

Quy trình chứng nhận sản phẩm hữu cơ

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hữu cơ

Đầu tiên, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận thực phẩm Organic.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận hữu cơ.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
  • Kế hoạch hệ thống hữu cơ, bao gồm cả mẫu bao bì và thông tin trên bao bì sản phẩm.
  • Các thông tin cần thiết khác để chứng minh sự tuân thủ với quy định sản xuất hữu cơ.
  • Hồ sơ, tài liệu cần thiết khác.
  • Ký hết hợp đồng chứng nhận sau khi trao đổi trao đổi thông tin với khách hàng và nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Chuẩn bị đánh giá

Căn cứ theo hồ sơ đăng ký chứng nhận, Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh giá và chi tiết chương trình đánh giá.

Bước 3: Tiến hành đánh giá

Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.

chung-nhan-che-huu-co

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá, kết luận đánh giá

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, Tổ chức chứng nhận thực hiện thẩm xét toàn bộ hồ sơ quá trình đánh giá trước khi ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Sau khi thẩm xét hồ sơ chứng nhận, nếu phù hợp sẽ được cấp giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép doanh nghiệp sử dụng dấu hữu cơ.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.

Bước 6: Đánh giá giám sát

Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).

Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.

Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

Bước 7: Tái chứng nhận

Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.

03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.

Trên đây là bài viết chi tiết về chứng nhận chè hữu cơ, hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn khi thực hiện triển khai dự án chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Bài viết cùng chủ đề:

Tin tức liên quan

0901981789