Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hoạt động kinh doanh ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, quán cà phê, quán nước,… mọc lên như nấm sau mưa tuy rằng mang lại nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của Đất nước nhưng lại gây ra một hệ lụy nguy hiểm đó là chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều này xảy ra bởi lẽ đa phần các chủ cơ sở kinh doanh loại hình này chưa nắm rõ về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chưa nắm được các yêu cầu, luật định của pháp luật hiện hành. Dẫn đến các trường hợp đáng tiếc như là các cơ sở kinh doanh bị phạt tiền vì không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thậm chí là tước giấy phép kinh doanh.

chung-nhan-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

Chính vì lẽ đó mà giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là cực kỳ quan trọng và tiên quyết đối với tất cả các chủ cơ sở đã, đang và sẽ kinh doanh dịch vụ ăn uống này.

Vậy để xây dựng một cửa hàng đảm bảo an toàn và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cần những yêu cầu gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

#1. Đối với nơi chế biến thực phẩm

  • Bếp ăn được bố trí đảm bảo không bị nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã chế biến. Các chủ cơ sở có thể kiểm soát việc này bằng cách phân tách 2 khu vực này riêng biệt. Đặc biệt khu thực phẩm chín có thể được ngăn cách, che đậy riêng.
  • Có nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ chế biến, kinh doanh. Lời khuyên cho các chủ cơ sở là sử dụng nước máy của các thủy cục vì chất lượng nước của thủy cục thỏa mãn điều kiện này.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, khu bếp phải thông thoáng, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Chủ cơ sở có thể lắp các lưới ô nhỏ ở các khu vực cửa để ngăn động vật gây hại và lắp đặt các bẫy chuột ở các nơi mà lối đi vào và các khu vực chứa thực phẩm.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

#2. Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Nhân viên chế biến cần phải vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi chế biến.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Các vật liệu nên là sứ, thủy tinh, inox vì các vật liệu này rất phù hợp.
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chủ cơ sở cần tổ chức tham gia khám sức khỏe cho các nhân viên tham gia trực tiếp trong quá trình chế biến cũng như thường xuyên phổ biến, hướng dẫn các kiến thực về thực hành, về an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên.

chung-nhan-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

#3. Điều kiện đảm bảo ATTP trong chế biến và bảo quản thực phẩm

  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Chủ cơ sở thỏa mãn điều kiện này bằng cách lưu giữ các hồ sơ, chứng từ, giấy tờ về thực phẩm, nguyên liệu phụ gia. Ngoài ra đối với các cơ sở nhà hàng ăn uống cung cấp các món ăn của bữa ăn từ 30 suất trở lên cần lưu mẫu thực phẩm.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

Tham khảo: Quyết định 1246/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.

Trừ một số cơ sở, đối tượng sau:

Sản xuất, sơ chế nhỏ lẻ; sản xuất kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn,nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; hoặc kinh doanh thức ăn đường phố.

Hoặc trường hợp, cơ sở bạn đã có một trong những giấy chứng nhận dưới đây đang trong thời hạn hiệu lực thì sẽ không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

chung-nhan-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham

Hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; tranh thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  4. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp.

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở phải nộp hồ sơ xin cấp lại.

Nếu bạn đang quan tâm đến Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thì chúng tôi hy vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện an toàn thực phẩm cũng như hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ chúng tôi nếu bạn hay doanh nghiệp bạn có bất kỳ thắc mắc nào về điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhé!

Tin tức liên quan

0901981789