Chứng nhận Halal – “chìa khóa” mở cửa xuất khẩu hàng Việt sang Malaysia

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực thị trường lớn, thì các quốc gia lân cận ở châu Á, đặc biệt là Malaysia đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam. Nhưng, để xuất khẩu được hàng hóa sang Malaysia, đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp bên cạnh các tiêu chuẩn thương mại quốc tế, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng cho người tiêu dùng Hồi giáo là chứng nhận Halal.

Malaysia – Thị trường nhiều tiềm năng

Ông Raphy MD Radzi, Lãnh sự Thương mại Văn phòng Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Malaysia (MATRADE) tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin Malaysia là đất nước có nền kinh tế thị trường khá phát triển và là nền kinh lớn thứ 33 trên thế giới, lớn thứ ba Đông Nam Á và thứ 12 châu Á. Thu nhập bình quân đạt 11.200 USD/người/năm.

Chứng nhận Halal – “chìa khóa” mở cửa xuất khẩu hàng Việt sang Malaysia

Tại hội thảo “Malaysia – Thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp Việt sau COVID-19” do Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức. Đại diện phía ITPC, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới; trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng rõ rệt và nặng nề nhất. Nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh và bị đứt gãy một số chuỗi cung ứng về nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra của sản phẩm, nhất là trong các ngành dệt may, da giày, nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ…

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, phát triển mới chuỗi cung ứng, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, ITPC đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lân cận; trong đó, Malaysia được đánh giá là thị trường còn nhiều tiềm năng cho hàng Việt.

Ông Nguyễn Tuấn – Phó giám đốc ITPC phát biểu tại Hội thảo

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, từ năm 2016 đến nay, Malaysia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong các nước Đông Nam Á (ASEAN), chỉ sau Thái Lan.

Năm 2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaysia đạt hơn 11tỷ USD, chiếm hơn 19% trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đạt gần 3,8 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN. Ngược lại Malaysia cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN sau Thái Lan và Campuchia.

Malaysia cũng vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong nhóm các quốc gia thành viên CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) chỉ sau Nhật Bản.

Malaysia là nước công nghiệp hóa và phát triển mạnh về dịch vụ nên có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh khi thâm nhập vào Malaysia như gạo, trái cây, rau củ, thủy hải sản, hạt tiêu… Bên cạnh đó, Malaysia cũng là thị trường nhập khẩu khá nhiều hàng may mặc, giày dép, nội thất văn phòng.

Xem thêm: Quy trình chứng nhận Halal mới nhất năm 2020

Nhận diện thực phẩm đạt chứng nhận Halal

Malaysia còn là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo; trong đó đạo Hồi chiếm đa số (hơn 60%). Do đó, hàng hóa, đặc biệt là nông sản, thực phẩm xuất khẩu vào Malaysia bên cạnh các tiêu chuẩn thương mại quốc tế, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng cho người tiêu dùng Hồi giáo đó là chứng nhận Halal.

Chứng nhận Halal – “chìa khóa” mở cửa xuất khẩu hàng Việt sang Malaysia

Đạt chứng nhận Halal cũng đồng nghĩa với việc có chìa khóa để mở cánh cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có công dân theo đạo Hồi, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng mới, mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, khi đã có chứng nhận Halal, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu vào Malaysia mà còn có thể tận dụng lợi thế đó nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng, khai thác khoảng trống thị trường Halal ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo và các nước có công dân theo đạo Hồi.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, bà Lương Nhã Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Beyond World, doanh nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh tại Malaysia, cho rằng thị trường này còn nhiều tiềm năng để khai thác.

Lương Nhã Hiền Giám đốc Công ty TNHH Beyond World

Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế, chú trọng khai thác khoảng trống thị trường Halal vốn còn dư địa rất lớn tại Malaysia – nơi có hơn 60% dân số theo đạo Hồi.

“Một số mặt hàng ghi nhận nhu cầu tăng mạnh ở Malaysia thời gian gần đây là khẩu trang y tế, găng tay, đồ bảo hộ y tế do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu”, bà Hiền nói.

Tham khảo: Chứng nhận Halal cho sản phẩm khẩu trang y tế

Trên thực tế, tại Việt Nam có rất ít người Hồi giáo nên doanh nghiệp Việt vẫn chưa quen với việc sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Đó là chưa kể các tiêu chuẩn Halal của từng quốc gia lại rất khác nhau khiến nhà sản xuất lúng túng trong việc áp dụng từng bộ tiêu chuẩn của từng nước Hồi giáo.

Để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal theo yêu cầu của thị trường, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng trước các tiêu chuẩn Halal để khi có đơn hàng, việc xin giấy chứng nhận sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn,…

Thị trường Malaysia sẽ là chợ đầu mối chủ chốt đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt sang Malaysia, đồng thời cũng là nơi kết nối hợp tác, giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.

Nguồn: thesaigontimes

Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Chất Lượng Việt cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận Halal trên toàn quốc. Doanh nghiệp tại Việt Nam muốn tìm hiểu về Tiêu chuẩn Halal hoặc có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Malaysia cần đăng ký chứng nhận Halal. Xin vui lòng liên hệ Hotline: 0901.981.789 để được hỗ trợ chi tiết.

Tin tức liên quan

0901981789