Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU)

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU) là gì? Đó là bằng chứng quan trọng để đánh giá mức độ an toàn, chất lượng của bấy kỳ sản phẩm thực phẩm nào. Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu đưa ra các yêu cầu khắc khe về sản xuất, quy trình chế biến, hoạt động kiểm soát và quy định sử dụng nhãn dán yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng. Đây là một “vũ khí” hiệu quả giúp doanh nghiệp khẳng định rằng sản phẩm thực phẩm của mình là đảm bảo an toàn cho người sử dụng theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Vậy chính xác chứng nhận hữu cơ Châu Âu là gì? Quy trình chứng nhận Organic EU được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu tại Việt Nam?

Hãy cùng Chất lượng Việt tìm hiểu qua bài này nhé!

chung-nhan-huu-co-chau-au-organic-euChứng nhận hữu cơ Châu Âu – Organic EU

Chứng nhận hữu cơ (Organic) là gì?

Tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) là một bộ tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Nông nghiệp hữu cơ (Organic Agriculture) là Hệ thống canh tác nhằm cải thiện và duy trì sức khỏe của đất từ độ màu mỡ đến nguồn dinh dưỡng trong đất,… hệ sinh thái và con người, dựa vào các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích hợp với điều kiện địa phương, giảm thiểu việc sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào như các thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng,… có tác động bất lợi.

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là bằng chứng khẳng định sản phẩm đó được canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ Châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn cho sản phẩm.

Tóm lại nông nghiệp hữu cơ không chỉ sản xuất ra các loại nông sản sạch tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn nhắm tới những mục tiêu rất quan trọng khác là bảo vệ sức khỏe người nông dân, bảo vệ sức khỏe đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ Việt Nam là gì?

Mục tiêu của nông nghiệp hữu cơ là gì?

Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp nông nghiệp nhằm mục đích sản xuất thực phẩm bằng cách sử dụng các chất và quy trình tự nhiên. Điều này có nghĩa là canh tác hữu cơ có xu hướng hạn chế tác động đến môi trường vì nó khuyến khích:

  • Sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm;
  • Duy trì đa dạng sinh học;
  • Bảo tồn cân bằng sinh thái khu vực;
  • Nâng cao độ phì nhiêu của đất;
  • Duy trì chất lượng nước.

Ngoài ra, các quy tắc canh tác hữu cơ khuyến khích một tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật và yêu cầu người nông dân đáp ứng các nhu cầu hành vi cụ thể của động vật.

Các quy định của Liên minh Châu Âu về nông nghiệp hữu cơ được thiết kế để cung cấp một cấu trúc rõ ràng cho việc sản xuất hàng hóa hữu cơ trên toàn EU. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ đáng tin cậy đồng thời cung cấp một thị trường công bằng cho các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiếp thị.

Canh tác hữu cơ sau năm 2022

Nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực phát triển nhanh trong nông nghiệp EU, là kết quả trực tiếp của việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ. Để đối phó với những thách thức đặt ra bởi sự mở rộng nhanh chóng này và để cung cấp khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho ngành, EU đã thông qua luật mới liên quan đến lĩnh vực hữu cơ áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Ví dụ về những thay đổi được thực hiện theo luật hữu cơ mới bao gồm:

  • Tăng cường hệ thống kiểm soát, giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng hơn nữa đối với hệ thống các chất hữu cơ của EU;
  • Các quy định mới cho các nhà sản xuất sẽ giúp các nông hộ nhỏ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ dễ dàng hơn;
  • Các quy định mới về chất hữu cơ nhập khẩu để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở EU đều có cùng tiêu chuẩn;
  • Một loạt các sản phẩm có thể được tiếp thị dưới dạng hữu cơ.

Luật hữu cơ mới được hỗ trợ bởi kế hoạch hành động về sản xuất hữu cơ ở EU, được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 3 năm 2021.

Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 834/2007 hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu theo tiêu chuẩn của EU – Organic EU

Các thông tin cần tìm hiểu và chuẩn bị cho quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ Châu Âu theo tiêu chuẩn của EU

1. Quy định của quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu

Các tiêu chuẩn này đảm bảo từ “hữu cơ” có ý nghĩa đồng nhất cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất trong EU. Các quy định liên quan tới nông sản hữu cơ được phát triển cùng với các quốc gia thành viên và sự hỗ trợ của hội đồng tư vấn và kĩ thuật và các tổ chức chuyên môn.

2. Quá trình hoàn thiện quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu

  • Thông qua nhóm điều chỉnh liên ngành dịch vụ
  • Thông qua tham khảo các bên có liên quan và ý kiến chuyên gia.

chung-nhan-huu-co-chau-au-organic-eu

3. Nội dung chính trong quy trình chứng nhận hữu cơ Châu Âu

  • Khung pháp lý: các hoạt động của liên minh Châu Âu EU về hữu cơ và khung pháp lý cho các sản phẩm hữu cơ
  • Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng: quy định về nông phẩm nguồn gốc từ cây trồng ở liên minh Châu Âu EU
  • Dữ liệu về hạt giống: Nguồn thông tin chính thức về dữ liệu nhà cung cấp các hạt giống hữu cơ và các tài liệu tuyên truyền.
  • Động vật: thịt hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ chiết xuất từ sữa, tìm hiểu các quy định về sản xuất các sản phẩm từ động vật tại liên minh Châu Âu EU
  • Các sản phẩm đã qua chế biến
  • Rong biển và thuỷ sản
  • Rượu hữu cơ: Xu hướng trồng nho hữu cơ cho sản xuất rượu

Tham khảo: 05 nguyên tắt sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP

4. Quy định về thương mại của chứng nhận hữu cơ Châu Âu Organic EU

  • Các quy định về trao đổi thương mại nông sản hữu cơ
  • Tìm hiểu các tổ chức kiểm soát có liên quan
  • Tìm hiểu các đối tác thương mại của EU

5. Chương trình hành động cho định hướng sản xuất hữu cơ để đạt chứng nhận hữu cơ Châu Âu tại EU

Chương trình đề ra 18 định hướng phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thị trường thực phẩm hữu cơ thông qua tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và niềm tin người tiêu dùng.

chung-nhan-huu-co-chau-au-organic-eu

Các cơ quan chứng nhận hữu cơ Châu Âu cho Việt Nam

Dưới đây là 13 tổ chức chứng nhận hữu cơ Châu Âu chuẩn EU cho Việt Nam với các nhóm sản phẩm được quy định

  1. Agreco R.F. Göderz GmbH: Sản phẩm nhóm A, D
  2. Bio.inspecta AG: Sản phẩm nhóm A, D
  3. Bioagricert S.r.l.: Sản phẩm nhóm A, D
  4. CERES Certification of Environmental Standards GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, D
  5. Control Union Certifications: Sản phẩm nhóm A, B, C, D, E
  6. Ecocert SA: Sản phẩm nhóm A, B, D
  7. IMO Control Private Limited: Sản phẩm nhóm A, D
  8. IMOswiss AG: Sản phẩm nhóm A, C, D
  9. Istituto Certificazione Etica e Ambientale: Sản phẩm nhóm D
  10. Soil Association Certification Limited: Sản phẩm nhóm A, D
  11. Organic Agriculture Certification Thailand: Sản phẩm nhóm A, D
  12. OneCert International PVT Ltd: Sản phẩm nhóm A, D
  13. Kiwa BCS Öko-Garantie GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, C, D

Trong đó, nhóm sản phẩm quy định như ở dưới:

  • A: các sản phẩm từ thực vật chưa qua chế biến
  • B: động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa qua chế biến
  • C: thuỷ sản và rong biển
  • D: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thực phẩm
  • E: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thức ăn chăn nuôi
  • F: sinh dưỡng chất và hạt giống

Tin tức liên quan

0901981789