Chứng nhận hữu cơ là gì?

Những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ – Organic là sản phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm hơn, số lượng người sử dụng các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng. Thế nên, việc xem xét các chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm luôn là tiêu chí giúp người dùng lựa chọn sản phẩm an toàn trong vô vàn những sản phẩm trên thị trường hiện nay. Chứng nhận hữu cơ là gì? Lợi ích và điều kiện đạt chứng nhận? 

Thực phẩm Hữu cơ – Thực phẩm Organic

Thực phẩm hữu cơ – Organic là sản phẩm, thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sứ dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt). Hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi). 

>> Xem thêm: Organic là gì?

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.

Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (USDA, EU Organic,…) đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…

chung-nhan-huu-co-la-giChứng nhận hữu cơ là gì?

Các tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm  3 tiêu chuẩn:

TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

>>Tham khảo: Quy trình chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Phạm vi chứng nhận thực phẩm theo Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm:

chung-nhan-huu-co-la-gi

  • Rau hữu cơ các loại: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm,…
  • Trái cây (quả) hữu cơ các loại
  • Ngũ cốc hữu cơ: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng,…
  • Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại
  • Thảo dược hữu cơ các loại
  • Gia súc và sản phẩm từ gia súc: bò,ngựa, cừu, lợn, dê, sữa,…
  • Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ: gà, vịt, ngang, ngỗng, chim,…
  • Nuôi ong và các sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa,…
  • Vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.

Lợi ích của trang trại/doanh nghiệp khi đạt chứng nhận hữu cơ là gì?

1. Tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa  nhận

Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áo dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.

chung-nhan-huu-co-la-gi

2. Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.

3. Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn.

Xem thêm:

Tìm hiểu về thực phẩm Organic là gì?

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?

Làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?

05 nguyên tắt sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP

6 yêu cầu cơ bản của chứng nhận Organic là gì?

Làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ

Tin tức liên quan

0901981789