Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 năm nay, kéo theo đó là vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa xuất sang EU. Vì vậy, đăng ký bão hộ nhãn hiệu tại Châu Âu (EU) là việc rất cần thiết của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu tại EU, mời các bạn cùng theo dõi.
Định nghĩa về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa có thể cùng loại nhưng khác đơn vị sản xuất hoặc khác loại với nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, logo, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:
- Sản xuất ô tô: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
- Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
- Sản xuất máy tính: HP, Dell, Asus,…
Một số thương hiệu điện thoại phổ biến
Để phân biệt sản phẩm của các công ty đó, người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.
Chỉ cần nhìn vào những hình ảnh trên, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đó là của công ty nào, tổ chức nào. Thậm chí, liên tưởng ngay đến sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện sản xuất. Và đây là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Tham khảo: Tổng quan về nhãn hiệu hàng hóa
Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần đảm bảo điều kiện gì?
Nhiều doanh nghiệp nhầm tưởng rằng mọi nhãn hiệu đều có thể đăng ký bảo hộ. Và cứ thế họ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng đa số các hồ sơ đó đều bị từ chối do không đáp ứng được các điều kiện của pháp luật hiện hành. Điều đó có nghĩa không phải nhãn hiệu nào cũng có thể được đăng ký bảo hộ. Muốn đăng ký nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện:
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dù thể hiện dưới hình thức nào (chữ cái, hình vẽ, từ ngữ…)
- Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt, không trùng lặp, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác
- Nhãn hiệu không được giống với hình quốc kỳ, quốc huy các nước
- Nhãn hiệu không được tương tự với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên của tổ chức, cơ quan nhà nước
- Nhãn hiệu không được giống với tên, biệt hiệu, bút danh của các lãnh tụ, anh hùng Việt Nam và thế giới
- Nhãn hiệu cố tình lừa gối người tiêu dùng nguồn gốc, tính năng, chất lượng.
Ngoài những quy định nêu trên, khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền, nhãn hiệu đăng ký phải có tính phân biệt (không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký bảo hộ trước đó.
>Xem thêm: Thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam
Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu:
- Đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu (a request for application).
- Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (a correctly identified owner).
- Bản mô tả về nhãn hiệu và danh sách hàng hóa/dịch vụ nhãn hiệu đăng ký (a clear representation of the mark and a list of goods and services).
- Trong thời gian kiểm tra đơn đăng ký mà đơn được xác định là có lỗi hoặc có người phải đối đơn, EUIPO sẽ gửi thông báo và yêu cầu sửa đổi/ trả lời phản đối trong vòng 02 tháng. Trường hợp việc sửa đổi/ trả lời không được chấp nhận bởi cơ quan đăng ký có thể đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy.
- Sau khi nhãn hiệu được công bố, trường hợp có sự phản đối của bên thứ ba, bên phản đối có 03 tháng để phản đối. Trường hợp phản đối thành công, nhãn hiệu đó không thể đăng ký nhãn hiệu EU nữa, tuy nhiên có thể chuyển đổi thành nhãn hiệu quốc gia.
- Trường hợp không có ai phải đối hoặc phải đối không thành công, nhãn hiệu sẽ được đăng ký tại EU.
Thời gian, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại châu Âu
Thời gian thực hiện
Hiện nay bộ luật sửa đổi đã rút gọn thời gian tối thiểu để đăng ký thành công 1 nhãn hiệu tại châu Âu. Thời gian đăng ký là từ 9-12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Nhãn hiệu tại châu Âu sẽ được gia hạn sau 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục.
Chi phí đăng ký
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại châu Âu giao động từ 500 – 1500$ tùy từng trường hợp.
Hy vọng với chia sẻ về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu sẽ giúp ích được phần nào cho khách hàng, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Công ty Chất Lượng Việt để được tư vấn cụ thể!