Kinh doanh nhà hàng quán ăn là một trong những ngành dịch vụ đang phát triển. Khi đầu tư vào lĩnh vực này, cơ sở kinh doanh cần lưu ý thực hiện những thủ tục cần thiết để những nhà hàng hoạt động một cách hợp pháp. Vậy quy định về điều kiện kinh doanh nhà hàng theo pháp luật là gì?
Điều kiện kinh doanh nhà hàng theo đúng quy định pháp luật
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Tùy thuộc vào số lượng người góp vốn, tổng vốn đầu tư và nhu cầu huy động vốn mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một trong những mô hình công ty phổ biến hiện nay như: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên,…
1. Đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống
Thông thường chủ nhà hàng là người phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Chủ nhà hàng sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp với số vốn, khả năng quản lý của mình. Có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh hoặc hình thức kinh doanh công ty.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống mô hình hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Tờ khai đăng ký thuế
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân (Bản sao công chứng)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống mô hình công ty
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao một số giấy tờ khác theo yêu cầu.
Tất cả hồ sơ sẽ do người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp về Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng, quán ăn
2. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về chế biến:
Nơi chế biến của nhà hàng phải đảm bảo về vệ sinh ATTP. Nước để dùng, để nấu, để chế biến phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo hàm lượng sắt không vượt quá 0,5 mg/l. Nguồn nước phải đảm bảo phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay. Và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
Điều kiện về khu vực chế biến:
Khu vực chế biến phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
Điều kiện trong chế biến và bảo quản thực phẩm:
Nhà hàng phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính. Hoặc được để trong thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng. Và chống sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Thực phẩm bày bán được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Điều kiện về người trực tiếp chế biến thức ăn:
Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Lưu ý: Sau đáp ứng các điều kiện trên, chủ nhà hàng sẽ tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được cấp loại giấy phép đó, nhà hàng mới được kinh doanh bình thường.
3. Điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Theo quy định pháp luật, nhà hàng sẽ không cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, chủ nhà hàng nên đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ. Để đảm bảo điều kiện an toàn cháy nổ cho hoạt động kinh doanh nhà hàng. Cũng như đảm bảo cho những người người làm việc trong nhà hàng, khách hàng, cũng như của chính chủ nhà hàng.
Chủ nhà hàng nên có sơ đồ chữa cháy, thiết bị chữa cháy tại chỗ, ống tiếp nước chữa cháy, hệ thống chữa cháy tự động hoặc báo khói tự động. Đối với các nhà hàng có quy mô nhỏ, nên có các thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ; như: bình cứu hỏa, vòi cứu hỏa,… Người quản lý cũng nên được tập huấn chữa cháy. Hệ thống điện phải đủ sức chịu tải trong thời gian cao điểm. Hệ thống nhà bếp cần thông thoáng. Sử dụng bình gas đúng tiêu chuẩn do nhà cung cấp có uy tín.
Xem thêm: