Giấy phép sản xuất phân bón

Giấy phép sản xuất phân bón là một trong những thủ tục giấy tờ cần phải có khi hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực phân bón. Bởi sản xuất phân bón là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy trên thực tế khi doanh nghiệp sản xuất phân bón phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

giay-phep-san-xuat-phan-bonCác loại phân bón

Tuy nhiên, các doanh nghiệp luôn vướng mắc vào thủ tục xin giấy phép sản xuất phân bón. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện cũng như những lưu ý trên thực tế như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẽ cụ thể cho các bạn, mời các bạn đón đọc để có thêm thông những thông tin chi tiết.

Điều kiện để sản xuất được phân bón hữu cơ và phân bón khác

Để được sản xuất phân bón hữu cơ cũng như các loại phân bón khác và đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

1. Điều kiện về tư cách pháp nhân

Để đảm bảo điều kiện về tư cách pháp nhân, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định hiện hành. Tùy thuộc vào quy mô phát triển và từng loại hình của doanh nghiệp mà các bạn có thể lựa chọn thành lập:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên).

2. Điều kiện đất đai dùng làm nhà xưởng sản xuất

  • Đầu tiên, mục đích sử dụng đất phải được đảm bảo điều kiện. Cụ thể: diện tích đất làm nhà xưởng phải là đất ở, đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất kinh doanh; và không được là đất nông nghiệp.
  • Tiếp theo, đảm bảo về quyền sử dụng đất hợp pháp: đất làm nhà xưởng phải thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của doanh nghiệp, chứng minh qua các tài liệu: Quyết định giao đất/ cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
  • Hoặc có hợp đồng thuê địa điểm hợp pháp (công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
  • Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất sản xuất cũng như dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón mà doanh nghiệp dự định đầu tư.

giay-phep-san-xuat-phan-bonXây dựng nhà xưởng sản xuất trên đất có giấy phép

3. Điều kiện về dây chuyền, máy móc thiết bị

  • Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng quy trình công nghệ đối với từng loại phân bón.
  • Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa đảm bảo theo quy định pháp luật.
  • Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, thiết bị đo lường phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉ theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Phải phân bố kho chứa nguyên liệu và kho chứa thành phẩm riêng biệt. Nguyên liệu đầu vào và thành phẩm phải có khu vực tập kết khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào và thành phẩm với chất liệu tốt nhất.
  • Có kệ và bao lót để xếp đặt hàng.
  • Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định. Nhằm để đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng phân bón do mình sản xuất.
  • Bắc buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 đối với cơ sở mới thành lập. Yêu cầu muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập.

Cơ sở vật chất trong nhà xưởng sản xuất phân bón

5. Điều kiện về nhân sự

  • Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên. Thuộc các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, BVTV, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

6. Điều kiện về nước dùng trong sản xuất phân bón

  • Nước dùng trong sản xuất phân bón phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo  quy định về nước sản xuất. Phải có phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn của những cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm định nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

7. Điều kiện về vệ sinh môi trường

  • Tại khu vực sản xuất phân bón và những khu vực lân cận phải được đảm bảo vệ sinh.
  • Đối với những loại rác thải rắn, phải tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
  • Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước, doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp.

Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón

Để xin được giấy phép sản xuất phân bón doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
  2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón.
  3. Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
  4. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất.
  5. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
  6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Hoặc doanh nghiệp áp dụng phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

Trình tự cấp Giấy phép sản xuất phân bón

1. Nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như trên. Hồ sơ được nộp tại Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đườn bưu điện).
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc  kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ.

2. Thẩm định cấp giấy chứng nhận

  • Cục bảo vệ thực vật sẽ tổ chức một buổi thẩm định cơ sở vật chất thực tế tại nhà xướng sản xuất. Doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ tất cả cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho buổi kiểm tra.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định đáp ứng các điều kiện, Cục Bảo vệ thực vật cấp giấy phép sản xuất phân bón.
  • Việc nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón sẽ được trả kết quả trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật cho những doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác có thể đăng ký trả kết quả qua đường bưu điện để thuận tiện hơn mình.

Bài viết trên là những nội dung mà Chất Lượng Việt chia sẽ cho các bạn về thủ tục xin Giấy phép sản xuất phân bón. Qua bài viết này các bạn đã có những thông tin chi tiết để có thể thực hiện. Nếu có bất kỳ thông tin gì mà các bạn băn khoăn hay thắc mắc về xin Giấy phép sản xuất phân bón xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tin tức liên quan

0901981789