Chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích, đó là, tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP được đánh giá rất cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Nếu áp dụng thành công tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) thì chắc chắn sẽ mang đến hiểu quả rất cao cho doanh nghiệp của mình.
Vậy:
- GlobalGAP chăn nuôi là gì?
- Phạm vi áp dụng GlobalGAP
- Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP có lợi thế trong cạnh tranh như thế nào?
- Quy trình tư vấn và đánh giá chứng nhận GloabalGAP?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về GlobalGAP trong chăn nuôi. Cùng theo dõi nhé!
GlobalGAP chăn nuôi là gì?
GlobalGAP (viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice) – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp – kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu chuẩn GlobalGAP đánh giá toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào như thức ăn, giống đến các hoạt động của khâu nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
GlobalGAP chăn nuôi là tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi. Chứng nhận GlobalGAP được thừa nhận bởi GFSI.
Các mục tiêu chính của GlobalGAP trong chăn nuôi
- An toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Đa dạng sinh học và thân thiện với môi trường
- Điều kiện làm việc, an toàn lao động và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất
- Bảo vệ môi trường
Phạm vi áp dụng trong tiêu chuẩn GlobalGAP

Lợi ích chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi
- Chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích, đó là, tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
- Chứng nhận cũng làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
- Đồng thời, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối. Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và bảo đảm lợi ích xã hội.
- Minh bạch nguồn gốc sản phẩm, gia tăng hài lòng khách hàng.
Quy trình tư vấn và đánh giá chứng nhận GlobalGAP
Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn cấp chứng nhận
- Đầu tiên, bạn liên hệ Chất lượng Việt để đăng ký tư vấn và cấp chứng nhận GlobalGAP
Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng
Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
- Khảo sát toàn bộ khu vực nuôi, tiếp nhận thông tin về: khu vực chuồng trại, vật nuôi giống, thức ăn trong chăn nuôi, kho chứa thức ăn, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở nuôi, nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung,…(nếu có).
- Đào tạo nhận thức về chăn nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho toàn thể cán bộ, nhân viên của đơn vị và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho Ban quản lý của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ nuôi trồng đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn GlobalGAP.
- Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký chăn nuôi.
- Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn GlobalGAP và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.
Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận
- Hỗ trợ đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Bước 4: Tiến hành đánh giá
- Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi
- Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP .
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Xem thêm: Chi phí chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi là bao nhiêu?
Lưu ý : Sau khi cấp giấy chứng nhận sẽ có những hoạt động sau
Đánh giá giám sát:
- Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
- Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.
- Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.
Đánh giá và cấp chứng nhận lại
- Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận GlobalGAP đã hết hiệu lực.
- 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chứng nhận GlobalGAP chăn nuôi. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có nhiều kiến thức hữu ích để xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!