ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

Tiêu chuẩn này có liên hệ bao gồm ISO 9001:2015HACCP. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19/06/2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FMS).

iso-22000-he-thong-quan-ly-an-toan-thuc-phamTiêu chuẩn ISO 22000

Đối tượng áp dụng ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:

  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…

Lợi ích từ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
  • Giảm chi phí bán hàng
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).

ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” kết hợp với các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.

4 bước thực hiện áp dụng ISO 22000:2018

iso-22000-he-thong-quan-ly-an-toan-thuc-pham

ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện để xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và có mục tiêu an toàn thực phẩm cho từng năm, cần đảm bảo những chính sách mục tiêu được đề ra phải được áp dụng vào cơ chế sản xuất và phải được phổ biến tới toàn bộ doanh nghiệp.

Bước 2: Doanh nghiệp cần thành lập ban An toàn thực phẩm và chỉ định người có kiến thức và kinh nghiệm về thực phẩm để xây dựng các chương trình tiên quyết (điều kiện nhà xưởng, điều kiện vệ sinh), xác định và phân tích các mối nguy mất an toàn thực phẩm, xây dựng biện pháp phòng ngừa và vận hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.

Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch HACCP (kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm) và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập -> sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (hoạt động xem xét của lãnh đạo).

Bước 4: Đánh giá chứng nhận bởi tổ chức độc lập

Thủ tục chứng nhận ISO 22000

Quy trình chứng nhận của Văn phòng chứng nhận Quốc tế thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP, quy trình quản lý
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000.

Chất Lượng Việt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng suất và chất lượng. Tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là một trong những lĩnh vực hoạt động của Chất Lượng Việt. Ngoài ra còn được chỉ định tư vấn chứng nhận nhiều lĩnh vực khác như: ISO 9001, HACCP, ISO 14001, ISO 13485, ISO 45001, OHSAS 18001…chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ và chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn cho hơn 150 loại sản phẩm.

Liên hệ Chất Lượng Việt để được tư vấn miễn phí

Hotline: 0901.981.789

Tin tức liên quan

0901981789