Xử lý thức ăn Chăn nuôi vi phạm chất lượng

Ngày 21/01/2020 vừa qua, Chính phủ đã ra quyết định ban hành Nghị định 12/2020/NĐ-CP về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Trong đó, nêu rõ các biện pháp xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng. Đồng thời, đưa ra một số điểm nổi bật trong Nghị định 13/2020 như sau:

luat-chan-nuoiHướng dẫn Luật Chăn nuôi

Xử lý thức ăn Chăn nuôi vi phạm chất lượng

Theo đó, Điều 20 Nghị định này nêu rõ, thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng sẽ bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau:

  • Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định về hải quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Buộc tiêu hủy: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tiêu hủy phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ biện pháp tiêu hủy để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi giám sát;
  • Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện tái chế theo phương án phù hợp, đảm bảo sản phẩm sau tái chế có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố;
  • Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp;
  • Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm ra thị trường hoặc trước khi sử dụng.

luat-chan-nuoi

Một số điểm nổi bật trong Luật Chăn nuôi

Điều 12: Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh

Điều 12 Quy định rõ tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:

  • Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
  • Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 – 21 ngày tuổi;
  • Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi; bê,
  • Nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.

Đặc biệt, chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

luat-chan-nuoi

Điều 21: Quy mô chăn nuôi

Các nguyên tắc cần thực hiện đúng khi xây dựng quy mô chăn nuôi:

  • Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
  • Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
  • Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

  • Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
  • Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
  • Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
  • Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/03/2020.

Xem chi tiết Nghị định 13/2020NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Tại đây

Tin tức liên quan

0901981789