Nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau:

nhan-hieu-hang-hoaNhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hàng: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, logo. Hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện sản xuất. Và đây là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm. Để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.

Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện sản phẩm/dịch vụ. Mục đích nhằm để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Những yêu cầu cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa

Mẫu nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

nhan-hieu-hang-hoaMột số nhãn hiệu tiêu biểu

  • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
  • Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự sau:

1. Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức. Về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

2. Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

3. Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận phải hợp lệ. Được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nếu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ).
  • Nói chung, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, nhãn hiệu sẽ bị làm giả, nhái hoặc bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác dẫn đến rất nhiều rủi ro.
  • Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. Khi có người khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của quý vị và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị đang kinh doanh, quý vị bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, quý vị bị mất thị phần và mọi thành quả xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
  • Khi đó, quý vị phải nhờ pháp luật can thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không nhận được sự can thiệp của pháp luật. Bởi vì pháp luật không bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.

Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?

Nhãn hiệu được đăng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của quý vị đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị kinh doanh, quý vị sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:

nhan-hieu-hang-hoaNhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ như thế nào?

1. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp (Cục sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và công nghệ, Công an kinh tế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan,…), cụ thể là áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,… và xử phạt vi phạm hành chính

2. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu tại cơ quan toà án.

3. Ủy quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị.

Tin tức liên quan

0901981789