Nông nghiệp hữu cơ: phát triển đi đôi với quản lý

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và xã hội. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 335 triệu USD sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam tại Hội nghị “Triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030” chiều 2/11/2020.

Xuất khẩu 335 triệu USD sản phẩm nông nghiệp hữu cơ/năm

Theo Bộ NNPTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam tăng từ 53.350ha năm 2016 lên khoảng 237.693ha năm 2019. Cả nước có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ. Số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người.

phat-trien-nong-nghiep-huu-coCác đại biểu thảo luận, cho ý kiến, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện Đề án

Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia… là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới.

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và xã hội.

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 do Bộ NN&PTNT trình Chính phủ và vừa được phê duyệt bắt nguồn từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đề án nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây cũng là chỉ đạo xuyên suốt của T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ những năm qua. Và ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai chủ trương này. Bên cạnh đó, nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội.

Phát triển theo thế mạnh từng địa phương, không ồ ạt

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đặt mục tiêu năm 2025, tổng diện tích phát triển nông nghiệp hữu cơ đạt đạt từ 1,5 – 2% tổng diện tích đất nông nghiệp và năm 2030 đạt từ 2,5-3%. Đây là mục tiêu rất khó, không đơn giản, vì sản xuất nông nghiệp hữu cơ không phải trong ngày một ngày hai là có thể phát triển được.

phat-trien-nong-nghiep-huu-co

Các địa phương không phát triển nông nghiệp hữu cơ ồ ạt mà từng bước hướng đến hữu cơ. Phát triển dựa trên thế mạnh của mình, phải xác định cây con chủ lực, xác định được diện tích và vị trí để sản xuất hữu cơ.

Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ hữu Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng phải quản lý được các sản phẩm hữu cơ trên thị trường. Phát triển đi đôi với quản lý, không để tình trạng sản phẩm hữu cơ tràn lan trên thị trường mà không có chứng nhận. đây chính là chức năng quản lý nhà nước- Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Theo ông Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, từ khi chính sách trong Nghị định 109/2018/NĐ-CP được thực thi, đã xuất hiện nhu cầu sản xuất hàng hóa từ hàng trăm đến hàng ngàn hecta, bởi thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ còn rất rộng mở, kể cả trong nội địa và xuất khẩu.

Sản xuất lơn tất yếu phải có dịch vụ cung cấp vật tư cho nông nghiệp hữu cơ chuyên nghiệp, đủ tầm như: phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thảo mộc, sinh học,… Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017/2018 với 8 tiêu chuẩn đã ban hành nhưng chưa đủ. Đủ áp dụng đúng và dễ dàng cho nhà sản xuất, cơ quan chức năng cần thiết ban hành danh mục chi tiết vật tư đầu vào, ông Hà Phúc Mịch cho hay.

Để triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, Bộ NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Đề án. Theo đó, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản là đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan địa phương, nắm tình hình tham mưu Lãnh đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án nói chung và các mô hình điểm nói riêng. 

Theo: vietq

Tin tức liên quan

0901981789