Những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Để có thể dễ dàng nắm bắt và nhanh chóng xử lý kịp thời những rủi ro này thì cần phải xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro cẩn thận để đảm bảo quy trình triển khai trong doanh nghiệp được kiểm soát tốt. Ở bài viết hôm nay, Viet Quality sẽ cùng với bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về quản lý rủi ro là gì và tại sao việc lập kế hoạch quản lý rủi ro lại trở nên quan trọng.
Quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro là một hoạt động xây dựng nên một quy trình có hệ thống bài bản, mang tính khoa học nhằm phát hiện, phòng ngừa cũng như tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tốt nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc phát triển một kế hoạch quản lý rủi ro sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mượt mà, đi đúng hướng cũng như chủ động hơn trong mọi việc nhằm nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tìm hiểu thêm QMS là gì? Lý do cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng QMS
Lợi ích của quản lý rủi ro
Một sự thật rõ ràng rằng quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết cho một doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý rủi ro cho một doanh nghiệp:
- Việc quản lý rủi ro tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của những vấn đề phát sinh lên quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Khi có một kế hoạch rõ ràng thì quản lý sẽ dễ dàng đưa ra những dự đoán và phòng tránh về những rủi ro có thể xảy ra.
- Một công ty với khả năng giải quyết và quản lý rủi ro tốt chắc chắn sẽ nhận được sự tin tưởng và cam kết đến từ khách hàng.
- Một kế hoạch quản lý rủi ro rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và những chi phí không đáng có trong quá trình tìm ra phương án và khắc phục các vấn đề.

Khám phá ngay Nhân viên QC là gì? Đâu là những kỹ năng mà một QC nên có
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro
Những rủi ro hay các vấn đề phát sinh trong quá trình mà doanh nghiệp hoạt động là vô cùng khó để lường trước. Tuy nhiên không phải là không có cách nào để dự phòng những trường hợp này. Và việc xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro chính là một trong những cách giải quyết hợp lý và hiệu quả.
Nhận định phạm vi rủi ro
Việc đầu tiên của thiết lập một kế hoạch chính là nhận định được phạm vi rủi ro. Doanh nghiệp cần khoanh vùng được những phạm vi có khả năng gặp phải những nguy cơ và cần tập trung nguồn lực để đưa ra những phương án dự phòng nhằm giải quyết những vấn đề khi xảy ra để đảm bảo vấn đề được xử lý một cách phù hợp và nhanh chóng. Để xác định được phạm vi rủi ro, doanh nghiệp cần có cái nhìn thực tế, khách quan và áp dụng những phương pháp khoa học nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao.
Nhận định các rủi ro
Thông thường rủi ro sẽ bao gồm những vấn đề hoặc những đối tượng phát sinh đem lại những bất lợi đến hoạt động sản xuất hay kinh doanh của công ty. Khi bắt đầu nhận định rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét kỹ để xác định đúng những đối tượng đang thực sự làm cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Những nguyên nhân có thể đến từ những tác động bên ngoài như các vấn đề về pháp luật, xã hội hay chính trị,…. và cũng có thể nguyên nhân sẽ xuất phát từ yếu tố chủ quan như bộ máy quản lý, đội ngũ triển khai,….

Đánh giá ảnh hưởng của rủi ro
Sau khi nhận định được đâu là các vấn đề rủi ro thì doanh nghiệp cần đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của rủi ro như thế nào. Và người quản lý rủi ro cần phải xác định được xác suất xảy ra rủi ro là như thế nào và hậu quả sẽ ra sao khi xảy ra những rủi ro đó.
Đưa ra giải pháp
Khi đã xác định được rủi ro và đưa đánh giá về mức độ ảnh hưởng thì doanh nghiệp cần nhanh chóng nghĩ ra những biện pháp để cải thiện các vấn đề có thể xảy ra. Mỗi rủi ro khác nhau sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Khi đưa ra những giải pháp thì người quản lý cũng cần hiểu rõ và đưa ra đánh giá về những lợi ích cũng như rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt.

Lập và triển khai kế hoạch
Khi đã hoàn thành được các bước trên thì lúc này người lập kế hoạch đã có thể sẵn sàng bắt tay vào triển khai một kế hoạch thật bài bản. Phải đảm bảo rằng kế hoạch phải thật chi tiết bao gồm những nội dung chính cơ bản về người chịu trách nhiệm, người quản lý, thời gian dự định thực hiện và hoàn thành,…. Kế hoạch càng kỹ lưỡng và chi tiết thì khả năng thành công sẽ càng cao.

Kiểm soát và đánh giá quản lý lý rủi ro
Khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thì phải luôn có sự giám sát, kiểm soát và thường xuyên cập nhật tình hình để báo cáo về tiến độ cũng như để cấp trên dễ dàng nắm bắt được vấn đề để thực hiện điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Đây chính là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch quản lý rủi ro hoàn thiện hơn.

Tìm hiểu ngay Nhân viên QA là gì và những cơ hội việc làm của nhân viên QA
Hy vọng thông qua những chia sẻ về kế hoạch quản lý rủi ro ở trên, Viet Quality đã có thể giúp bạn phần nào hiểu được sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro và áp dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả cho một doanh nghiệp. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều những kiến thức bổ ích và thông tin thú vị nhé.