Bộ KH-CN quy định chi tiết về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch

Các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch (MSMV) phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV. Khi sử dụng mã số mã vạch phải thực hiện ghi/in MSMV trên bao bì sản phẩm, hàng hóa bao đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/TEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

quy-dinh-ve-viec-cap-su-dung-va-quan-ly-ma-so-ma-vach

Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch

Đây là một trong những nội dung quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN ngày 30/12/2020 của Bộ KHCN quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ về việc sử dụng mà số mã vạch. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021.

Ngoài quy định nêu trên, Thông tư còn yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi sử dụng mã số mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” phải thực hiện khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số mã vạch vào cơ sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý tại địa chỉ http://vnpc.gs1.gov.vn, bao gồm tối thiểu các nội dung: GTIN (Mã số sản phẩm toàn cầu – Global Trade Item Number); Tên sản phẩm, nhãn hiệu; Mô tả sản phẩm; Nhóm sản phẩm (các loại sản phẩm có tính chất giống nhau); Tên doanh nghiệp; Thị trường mục tiêu; Hình ảnh sản phẩm. Tổ chức, cá nhân không sử dụng mã số, mã vạch cho các mục đích làm sai lệch thông tin với thông tin đã đăng ký.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng mã số mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số – Mã vạch quốc tế GS1 thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Có 3 hình thức nộp hồ sơ để đăng ký sử dụng mã số mã vạch: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.

quy-dinh-ve-viec-cap-su-dung-va-quan-ly-ma-so-ma-vach

  • Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
  • Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix; QR Code, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyển (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
  • GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam;
  • Tiền tốc mã quốc gia Việt Nam “893” do tổ chức GS1 cấp cho GS1 Việt Nam
  • Tiền tố mã doanh nghiệp là dãy số gồm tiền tố mã quốc gia và số định danh của doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng ký mã số mã vạch.

Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số mã vạch.
  2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ giải pháp liên quan đến mã số mã vạch.
  3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến sử dụng mã số, mã vạch.

Tin tức liên quan

0901981789