Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 – Phiên bản mới nhất

Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018? Cách đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 được thực hiện như thế nào? Các điều kiện đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 là gì? Thời gian thực hiện cũng như giá trị chứng nhận ISO 22000 là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ các thông tin.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 Phiên bản mới nhất là gì?

Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018?

Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…

Giá trị của chứng nhận ISO 22000 có thể được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

  • Chứng minh cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.

  • Nâng cao năng lực của Doanh nghiệp trong quản lý thực phẩm.

Doanh nghiệp sẽ bắt đầu quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với các vấn đề: Quản lý nguyên vật liệu đầu vào; quản lý Kế hoạch sản xuất; quản lý kho; quản lý nhân sự sản xuất; quản lý thành phẩm; quản lý về điều kiện nhà xưởng; quản lý dụng cụ sản xuất….
Từ đó, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chung cho doanh nghiệp.

  • Yêu cầu bắt buộc khi tham gia đấu thầu; cung cấp thực phẩm trường học; khu công nghiệp…

Hiện nay, để chứng minh năng lực khi tham gia một số dự án đấu thầu. Doanh nghiệp cần có một số giấy tờ liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động.

Ví dụ: Giấy cơ sở đủ điều kiện; Giấy phép con; Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP trong lĩnh vực thực phẩm. Các giấy chứng nhận này như một minh chứng về năng lực quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

  • Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Căn cứ theo Điều 12: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm – Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định. Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Quy định Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Tại đây

quy-trinh-chung-nhan-iso-22000-2018

Các điều kiện đạt được chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ được cấp bởi 01 tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp phải đảm bảo 01 số điều kiện cơ bản sau:

1. Điều kiện nhà xưởng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 22000

Đây là một trong những vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp. Vì khi có nhà xưởng đạt yêu cầu thì việc kiểm soát các mối nguy trong thực phẩm mới thực hiện được.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cũng nghĩ rằng xây dựng nhà xưởng theo ISO 22000 là tốn kém. Điều này thực ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, lĩnh vực của doanh nghiệp.

Ví dụ như đầu tư một nhà xưởng sản xuất nước ngọt sẽ khác đầu tư một nhà xưởng làm lĩnh vực vận chuyển, bảo quản và cung ứng nước ngọt.

2. Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000

Việc đạt được chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống của lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp sẽ phải có những tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

quy-trinh-chung-nhan-iso-22000-2018

Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ trên, doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.

Kết quả của bước này là doanh nghiệp có một hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO.

3. Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận

Sau khi doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt. Doanh nghiệp có các bằng chứng chứng minh về sự phù hợp của mình.

Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận.

Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO. Hay chính là Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

07 Bước trong quy trình chứng nhận ISO 22000:2018

Giấy chứng nhận ISO 22000 là một chứng chỉ do 01 Tổ chức chứng nhận cấp. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức ISO thế giới. Đồng thời, Tổ chức chứng nhận cũng là đơn vị chịu sự giám sát và chỉ định của Bộ Khoa học Công nghệ.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Đơn vị doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại Chất Lượng Việt (CLV). Cần cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, CLV sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Căn cứ vào tình hình áp dụng ISO 22000 cụ thể của doanh nghiệp, CLV sẽ có đội ngũ chuyên gia đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá tài liệu

Khi đăng ký chứng nhận ISO 22000, CLV sẽ đưa ra danh sách các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phục vụ cho quá trình đánh giá, thẩm xét hệ thống ISO 22000. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu, hồ sơ ISO 22000 sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Sẽ có những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Đoàn chuyên gia đánh giá đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng ISO 22000 tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống.

quy-trinh-chung-nhan-iso-22000-2018

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

CLV sẽ kiểm tra lại tình trạng cần khắc phục các điểm không phù hợp đã được chỉ ra ở bước trước đó. Sau khi các điểm không phù hợp đã được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 22000.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cùng dấu chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.

Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp).

Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

Gọi 0901.981.789 để được tư vấn miễn phí chi tiết về Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 – Phiên bản mới nhất !

Tham khảo:

Chứng chỉ ISO 22000:2018 – Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Những yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tin tức liên quan

0901981789