VietGAP (viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Quy định này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Vậy nuôi ong có áp dụng nguyên tắc này được không? Quy trình xin giấy chứng nhận nuôi ong theo tiêu chuẩn này được thực hiện như thế nào? Cùng Viet Quality tìm hiểu Quy trình thực hành chăn nuôi ong trong bài viết sau đây.
VietGAHP chăn nuôi là gì?
Tiêu chuẩn VietGAHP Chăn nuôi (VietGAHP – Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các quy trình này khuyến khích áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe, khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm. VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP ong do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.

Quy trình thực hành chăn nuôi theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi Ong an toàn
Áp dụng VietGAHP chăn nuôi là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho ong an toàn.
Địa điểm
Địa điểm nuôi ong phải ở nơi có không gian rộng rãi, trong sạch. Không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, hóa chất độc hại của các nguồn gây ô nhiễm, khu chứa nước thải, cống rãnh, nhà vệ sinh công cộng và trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tránh đặt ong gần các cơ sở chế biến đường thủ công, các nhà máy chế biến đường, bánh kẹo, nước ngọt. Địa điểm nuôi ong cần đặt tại khu vực có nhiều nguồn cung cấp mật, phấn hoa, tránh các khu vực mà nguồn cung cấp phấn hoa có nguy cơ ô nhiễm hóa chất. Thùng ong phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: Sản phẩm tiêu dùng là gì? Phân loại các sản phẩm tiêu dùng
Giống, đàn ong và quy trình nuôi dưỡng
- Có nguồn gốc rõ ràng.
- Thế đàn: Có tối thiểu 3 cầu ong tiêu chuẩn đối ong nội và 6 cầu ong tiêu chuẩn đối với ong ngoại.
- Phải có quy trình nuôi dưỡng cho từng giống ong và thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng ong.
Thức ăn và nước uống bổ sung
- Thức ăn bổ sung phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ thành phần và hàm lượng; không gây tồn dư kim loại nặng, thuốc kháng sinh, aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất cấm trong sản phẩm của ong.
- Nước uống bổ sung phải đảm bảo an toàn cho đàn ong.
Trang thiết bị và dụng cụ nuôi ong
- Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi ong và khai thác sản phẩm ong. Các dụng cụ trên phải được làm từ các vật liệu không gây độc hại, ô nhiễm cho ong và các sản phẩm ong.
- Dụng cụ nuôi ong và khai thác sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi khô ráo sạch sẽ.

Quản lý dịch bệnh
- Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong.
- Có hồ sơ theo dõi đàn ong về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị, lô thuốc, liều lượng, thời hạn ngừng sử dụng.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong Danh mục quy định được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Khi phát hiện đàn ong có dịch bệnh phải báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng nuôi ong.
Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Chất thải phải được thu gom và xử lý.
- Kiểm soát côn trùng và dịch hại khác
- Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như ong bò vẽ, sâu ăn sáp, kiến, mối, gián, nhện và các côn trùng làm hại ong.
Quản lý nhân sự
- Người nuôi ong phải được tập huấn về kỹ thuật nuôi ong và các quy định về an toàn thực phẩm.
- Người nuôi ong phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và được khám sức khỏe định kỳ.
Ghi chép, lưu trữ hồ sơ để truy xuất nguồn gốc
- Hệ thống sổ sách ghi chép của cơ sở phải thực hiện theo biểu mẫu
kèm theo. - Các loại giấy tờ có liên quan, sổ ghi chép phải được lưu tại cơ sở ít nhất 2 năm kể từ khi ong và sản phẩm ong được bán hoặc đàn ong chuyển đi nơi khác.
Kiểm tra nội bộ
- Cơ sở nuôi ong phải tiến hành tự đánh giá ít nhất mỗi năm một lần theo tiêu chí tại Bảng kiểm tra đánh giá.
- Chủ cơ sở nuôi ong phải tổng kết kết quả tự đánh giá và lưu hồ sơ tại cơ sở.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Cơ sở nuôi ong phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức, cá nhân nuôi ong phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết và lưu hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm: Thực trạng áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất).
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
- Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định.
Tìm hiểu Giấy chứng nhận chất lượng và những thông tin bạn nên biết TẠI ĐÂY
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về quy trình thực hành chăn nuôi ong tốt tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức nuôi ong đảm bảo, hiệu quả. Đừng quên theo dõi Viet Quanlity để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới nhất nhé!