Tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ là một tiêu chuẩn thực phẩm sạch quốc tế để người tiêu dùng có thể an tâm chọn cho mình các sản phẩm cho gia đình mình. Khi mà nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch đang dần trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ và để phân biệt các sản phẩm nông nghiệp sạch và các loại thực phẩm bẩn đang là một thách thức cho rất nhiều người tiêu dùng.
An tâm lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
GlobalGAP (tên đầy đủ: Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
Đây là tiêu chuẩn trước cổng trại, việc chứng nhận bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
Mục tiêu, ý nghĩa của tiêu chuẩn GlobalGAP
Mục tiêu cơ bản của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Các vấn đề khác như ATTP, sức khỏe phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường cũng được đề cập.
Những nông sản đáp ứng được GlobalGAP nghĩa là được thừa nhận đảm bảo chất lượng trên toàn cầu. Phải trải qua một hệ thống kiểm soát vận hành nghiêm ngặt, và phải tốn thêm một khoản chi phí. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ dễ dàng tiêu thụ, dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường. Ở một số nước, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho lợi nhuận cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại.
>> Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc nông sản
>> Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc gia xúc
>> Xem thêm: Tem QR Code truy xuất nguồn gốc
Điều kiện để sản phẩm đạt bộ tiêu chuẩn GlobalGAP
Hiện nay, GlobalGAP có 252 tiêu chuẩn, bao gồm 36 tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.
Sản phẩm đạt chuẩn GlobalGAP là sản phẩm khi đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc. Tất cả người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có trách nhiệm sản phẩm của mình với khách hàng.
Để đạt tiêu chuẩn (hay chứng nhận) GlobalGAP , người sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; chọn giống cây trồng, vật nuôi sạch bệnh. Lựa chọn vật tư sản xuất, phân bón, thức ăn chăn nuôi phải đảo chất lượng. Thuốc BVTV, thuốc thú y phải đảm bảo có trong danh mục cho phép. Ưu tiên hàng đầu chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, toàn bộ quá trình sản xuất phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký điện tử. Bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản. Để phòng ngừa các sự cố như ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép.
Tiêu chuẩn GlobalGAP đảm bảo các yếu tố sau:
- Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học)
- Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
- Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
- Các tiêu chuẩn về “Quản lí cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lí dịch hại tổng hợp” (IPM), “Hệ thống quản lí chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP)
Một trong các mục tiêu của GlobalGAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác. Nhằm để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.
Cách kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
Hiện nay, người tiêu dùng hoàn toàn kiểm tra được sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP trên thị trường. Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận, sẽ bắt gặp dãy 13 chữ số (GGN) trên bao bì.
Sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP với 13 chữ số GGN
Nhu cầu tăng cao đối với sản phẩm sạch xuất phát từ thực trạng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình cùng với nỗi trăn trở về thực phẩm bẩn. Do đó, việc ứng dụng các hệ thống, quy trình để đảm bảo chất lượng thực phẩm phẩm ở các trang trại đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.
Khi mà trong quy trình sản xuất cây trồng thường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất để đạt được năng suất cao hơn, thì GlobalGAP là giải pháp tối ưu cho quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn với chất lượng đồng nhất.
Ở Việt Nam chúng ta tiêu chuẩn VietGAP khá phổ biến đối với nhà sản xuất có chi phí thấp. Tuy nhiên mức độ kiểm tra an toàn, chất lượng sản phẩm đối với VietGAP không quá nghiêm ngặt. Còn tiêu chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ có yêu cầu và kiểm tra khắt khe hơn. Tối ưu giám sát ATTP cùng với vai trò và trách nhiệm của người nông dân đối với sản phẩm.