Nhiều năm trở lại đây, tiêu chuẩn Halal được quan tâm rất nhiều bởi thị trường thực phẩm Halal đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh ở khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông, châu Phi cho tới châu Âu và châu Mỹ. Theo như dự báo đến năm 2025, thực phẩm mang dấu Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 3 yếu tố quan trọng nhất, đồng thời cũng là các điều kiện để đánh giá, quyết định cấp giấy chứng nhận Halal cho sản phẩm thực phẩm.
- Không sử dụng các nguyên liệu Haram (bị cấm theo Luật Hồi giáo)
- Nguồn nguyên liệu từ động vật bắt buộc có chứng nhận Halal
- Không lẫn lộn dây chuyền sản xuất giữa Halal và Haram
Còn có khá nhiều điều kiện chung khác để sản phẩm được chứng nhận Halal nữa, tuy nhiên 3 yếu tố này theo chúng tôi là quan trọng nhất vì nó chính là yếu tố cốt lõi sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá chứng nhận Halal.
#1. Không sử dụng các nguyên liệu Haram
Haram là gì?
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”.
Haram sẽ ngược lại với Halal, có nghĩa là “bất hợp pháp”, “không được phép” hoặc “bị cấm”.
Để sản xuất các sản phẩm thực phẩm Halal, trước hết nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng minh bằng các chứng từ, hồ sơ tin cậy có ghi rõ thành phần nguyên liệu. Nếu trong nguyên liệu, phụ gia, hóa chất có thành phần không đảm bảo hoặc không rõ nguồn gốc sẽ bị xem là Haram và không được phép sử dụng.
Sản phẩm không được phép sử dụng bất cứ nguyên liệu nào mà Luật Hồi giáo cấm, hay không cho phép, không chấp nhận. Tất cả các sản phẩm thực phẩm Halal đều được sản xuất từ 100% từ nguồn nguyên liệu “được phép” sử dụng đảm bảo tuân theo quy định của Luật Hồi giáo.
Từ khâu khâu chuẩn bị, chế biến, bảo quản, vận chuyển,… đảm bảo trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi sản xuất thực phẩm Halal không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu mà Luật Hồi giáo có quy định cấm sử dụng.
Bên cạnh đó, thực phẩm Halal không được tiếp xúc với bất kỳ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu mà Luật Hồi giáo không cho phép.
Không được sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.
#2. Nguồn nguyên liệu từ động vật bắt buộc có chứng nhận Halal
Ngoài việc thực phẩm Halal không được chứa bất kỳ thành phần Haram nào, thì nguồn nguyên liệu từ động vật phải được giết mổ theo luật Shari’ah. Và đối với nguồn nguyên liệu từ động vật, thịt, gia cầm,… này bắt buộc phải có chứng nhận Halal. Chứng chỉ GlobalGAP, HACCP, ISO 22000,… nếu có.
Các loài động vật sau sẽ không chấp nhận và không được phép trong sản xuất thực phẩm Halal:
- Mọi loài lợn và gấu hoang dã.
- Mọi loài chó, rắn và khỉ.
- Mọi loài động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như: sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự.
- Chim săn mồi như: đại bàng, kền kền và các loài chim khác tương tự.
- Các loài động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều châm, bò cạp và các loài khác tương tự.
- Các loài động vật mà theo luật hồi giáo không được giết như: kiến, ong và chim gõ kiến.
- Các loài động vật mà bản chất con người nói chung. Là ghét hay ngại tiếp xúc như: chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
- Các loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Các loài lưỡng cư như: ếch, cá sấu, và các loài khác tương tự.
- Bất cứ loài động vật biển nào không có vẫy (loại gây hại và có chất độc).
- Bất cứ loài động vật nào không được giết thịt theo đúng luật đạo hồi.
- Tiết hay thực phẩm có lẫn tiết.
- Bất cứ động vật nào sống ở biển và không được săn, bắt đúng luật đạo hồi. Không bắt sống từ dưới nước, hay chết do săn bắn.
Tiêu chuẩn Halal đã mở rộng ra tất cả các loại thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm…
#3. Không lẫn lộn dây chuyền sản xuất giữa Halal và Haram
Khu vực sản xuất thực phẩm Halal phải được cách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm Haram.
Có quy định rõ ràng giữa các nhân viên trong khu vực sản xuất thực phẩm Halal và khu vực thực phẩm không phải Halal.
Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc hoặc đã sử dụng cho sản phẩm Haram (heo, chó) muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal sẽ phải thực hiện tẩy rửa theo nghi thức Hồi Giáo.
Trong trường hợp doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật Haram (heo, chó…) hoặc những động vật trên cạn (bò, gà, dê..) chưa có giấy chứng nhận Halal hợp lệ thì phải tách biệt hoàn toàn nhà xưởng sản xuất sản phẩm Halal với những sản phẩm này, phải có người Hồi giáo (1 người/1 ca sản xuất) tham gia quản lý sản xuất các sản phẩm Halal.
Quy trình cấp giấy chứng nhận Halal
Bước 1: Đăng ký chứng nhận Halal
Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận Halal và chọn chương trình chứng nhận phù hợp với thị trường xuất khẩu.
Lưu ý: Tùy vào thị trường xuất khẩu, chúng tôi sẽ xác định chương trình chứng nhận phù hợp cho khách hàng theo 3 chương trình chứng nhận: Halal Jakim, GCC, Halal Mui.
Bước 2: Ký kết hợp đồng
Dựa theo thông tin khách hàng cung cấp, sẽ tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông báo cho khách hàng về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được ký kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)
Đánh giá hồ sơ tại doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.
Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (giai đoạn 2)
Tổ chức chứng nhận Halal sẽ đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 15000:2019, GSO 2055-1, MUI,…
Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về Halal để cấp chứng chỉ.
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng nhận Halal
Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho Tổ chức chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận.
Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn Halal.
Văn phòng chứng nhận Halal tại Việt Nam
Văn phòng chứng nhận Halal – HCA Việt Nam tuân thủ theo Luật Shari’ah/Các tiêu chuẩn Halal và hoạt động theo tiêu chuẩn của tổ chức chứng nhận quốc tế. Tổ chức này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các Tổ chức Công nhận trên Thế giới. HCA cung cấp các chương trình chứng nhận Halal đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu khắt khe của tất cả các thị trường kể cả thị trường khó tính.
Hiện nay, HCA Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam đạt được công nhận quốc tế bởi: JAKIM (Malaysia), GCC Accreditation Center (GAC), ESMA ( UAE) , MUIS ( Singapore), CICOT (Thái Lan), KFDA (Hàn Quốc) và là thành viên Hội đồng thực phẩm Halal thế giới (Word Halal Food Council).
Hy vọng bài viết này đã đưa đến cho bạn một cái nhìn rõ ràng về các quy định cấp chứng nhận Halal. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm hiểu về Tiêu chuẩn Halal hay đang có nhu cầu cần tìm một đơn vị tư vấn chứng nhận Halal chuyên nghiệp thì bạn có thể liên hệ ngay với Chất Lượng Việt nhé!