Truy xuất nguồn gốc thực phẩm có lẽ là một cụm từ được tìm kiếm nhiều và luôn được nhắc đến trong thời gian những năm gần đây. Nhưng những thông tin về truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì hay những tiêu chuẩn nào liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm? Là khái niệm tương đối mơ hồ, không đầy đủ.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn truy xuất nguồn gốc là gì, làm sao để áp dụng tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Và nhiều kiến thức khác liên quan đến truy xuất nguồn gốc bạn cần biết. Bắt đầu ngay nào!
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là?
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những giải pháp công nghệ tiên phong nhất hiện nay giúp minh bạch hóa thông tin. Truy xuất nguồn gốc có chức năng theo dõi và nhận diện được đầy đủ thông tin của lô sản phẩm thực phẩm, từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng giai đoạn trong chuỗi chế biến và phân phối.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ghi nhận tất cả các thông tin trong chuỗi sản xuất của từng lô sản phẩm mỗi khi phát sinh thông tin từ lúc bắt đầu sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Mục đích cuối cùng là để có thể theo dõi và truy xuất lại chính xác được từng công đoạn của quá trình hình thành ra nó trong chuỗi cung ứng đó.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì?
Truy xuất nguồn gốc đang trở thành tiêu điểm cần thiết cho sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là với hàng hóa thực phẩm tại Việt Nam. Giúp người dùng tìm hiểu về thông tin xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
04 nguyên tắc chung của truy xuất nguồn gốc
Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
#1. Một bước trước – một bước sau: Để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm.
#2. Sẵn có của phần tử dữ liệu chính: Các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.
#3: Minh bạch: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.
#4. Có sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.
Các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu truy xuất nguồn gốc
1. GlobalGAP: bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Global Good Agricultural Practice).
Hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn GlobalGAP có yêu cầu xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được minh bạch thông tin nguồn gốc rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.
2. Organic hữu cơ: là chứng nhận nhằm kiểm chứng chất lượng, độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…
Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ được thực hiện theo 5.8 của TCVN 11041-1:2017.
Cơ sở phải duy trì hồ sơ về việc mua hàng, kiểm kê hàng tồn kho của tất cả các vật tư, nguyên liệu đầu vào sử dụng cho sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. Hồ sơ, tài liệu và cơ sở dữ liệu phải cho phép truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ tại bất cứ thời điểm nào.
3. VietGAP: Tiêu chuẩn VietGAP là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam.
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm VietGAP được thực hiện theo TCVN 11892-1:2017:
Sản phẩm sản xuất theo VietGAP trồng trọt phải phân biệt với sản phẩm cùng loại khác không sản xuất theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế.
Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất. Quy định truy xuất nguồn gốc phải được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện và lưu hồ sơ.
4. ISO 22000:2018: Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm
Hệ thống truy xuất nguồn gốc:
Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải xác định được nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến sản phẩm cuối cùng. Khi thiết lập và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, phải xem xét tối thiểu các nội dung sau:
a) Mối liên quan của các lô nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng;
b) Việc làm lại nguyên vật liệu/sản phẩm;
c) Việc phân phối sản phẩm cuối cùng;
Thông tin dạng văn bản làm bằng chứng của hệ thống truy xuất nguồn gốc phải được lưu lại trong một khoảng thời gian xác định tối thiểu là thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tổ chức phải thẩm tra và thử nghiệm hiệu lực của hệ thống truy xuất nguồn gốc.
5. HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point System: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
HACCP được áp dụng xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu bắt đầu đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn này để phòng ngừa mối nguy là ghi nhận thông tin về quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm theo thời gian theo biểu mẫu được cấp sẵn. Tất cả các thông tin về quá trình phát triển sản phẩm, thức ăn, thuốc chữa bệnh, phụ gia,… đều được ghi nhận lại. Đây là một biện pháp ghi nhận thông tin nguồn gốc sản phẩm để có thể truy xuất lại khi cần thiết của từng sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến.
Một số tiêu chuẩn Quốc tế khác đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc
- Tiêu chuẩn BAP: Tiêu chuẩn Thực hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất
- Tiêu chuẩn ASC: Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản
- MSC Fishery: Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý hải sản biển cho hoạt động đánh bắt hải sản biển
- Responsible fishing: Tiêu chuẩn đánh bắt có trách nhiệm
- RSPO Supply Chain: Tiêu chuẩn sản xuất dầu cọ bền vững trong chuỗi cung ứng dầu cọ dành cho các nhà sản xuất dầu cọ trên thế giới
- FSA- theo nền tảng của SAI: FSA (Đánh giá tính bền vững của trang trại) là một công cụ mới có hiệu quả cao cung cấp cho các công ty trong chuỗi giá trị thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới – một công cụ đơn giản, đơn giản để đánh giá các thực hành bền vững và giúp cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp được trồng bền vững.
Chất lượng Việt cung cấp phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc vqs.vn
vqs.vn là phần mềm trực thuộc Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Chất lượng Việt chuyên cung cấp dịch vụ để hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc điện tử, ghi chép nhật ký điện tử.
Một số tính năng chính của phần mềm:
- Khai báo tài khoản doanh nghiệp
- Khai báo thông tin sản phẩm trên hệ thống
- Ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo thời gian
- Quản lý tem truy xuất cho nhà sản xuất
- Thông tin sản phẩm có thể nhập bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Trung và được lưu trữ trên hệ thống trong vòng 03 năm kể từ ngày bàn giao tài khoản
- Cá biệt hóa trên từng đơn vị sản phẩm, chống hàng giả
Hy vọng bài viết đã mang lại những kiến thức bổ ích về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu làm tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình thì hãy liên hệ ngay với Chất lượng Việt nhé.