Chứng nhận Halal, sản phẩm Halal hay Halal là những cụm từ đang được nghe nhiều hơn ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới khi ngày càng nhiều người Hồi giáo chuyển đến các quốc gia khác nhau.
Dân số đang gia tăng và thế hệ trẻ đang tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm Halal trên các kệ hàng dẫn đến nhu cầu tăng lên. Các nhà nhập khẩu tìm kiếm chứng nhận Halal để nhằm phục vụ cho khách hàng thực hành “lối sống Halal”. Trong khi trước đây nó chỉ gắn liền với cộng đồng người Hồi giáo, bây giờ nó được xem như một phong cách sống, và mọi người đang nghĩ về nó không chỉ là một “thứ Hồi giáo”.
Halal là gì?
Halal có nghĩa là “được luật Hồi giáo cho phép” và là cách sống của người Hồi giáo trên toàn cầu. Nó bao gồm loại bỏ một số thành phần như lợn, gelatin có nguồn gốc động vật, rượu và những thành phần khác không được phép sử dụng trong Halal. Trong quá khứ, thuật ngữ “Halal” chỉ liên quan đến thực phẩm. Nhưng bây giờ nó được nhìn nhận rộng hơn. Bạn sẽ thấy trên toàn thế giới lựa chọn mỹ phẩm và thuốc Halal, đảm bảo rằng không có sản phẩm có nguồn gốc độc vật nào có mặt trong đó (ngoại trừ những sản phẩm được cho phép).
Halal không chỉ là công nhận thực phẩm phù hợp để tiêu dùng bởi người Hồi giáo, nó tượng trưng cho chất lượng và thân thiện với môi trường.
Halal là gì?
Chứng nhận Halal là gì?
Chứng nhận Halal là một nhãn hiệu được quốc tế đáng giá cao mà tất cả người Hồi giáo tin tưởng và được cấp bởi bên thứ ba để đánh giá cơ sở sản xuất, nguyên liệu, gia vị, phụ gia, dịch vụ và tất cả các yêu cầu khác của Halal.
Tham khảo: Quy trình tư vấn chứng nhận Halal tại Việt Nam (2022)
Tại sao nên chứng nhận trà Halal cho sản phẩm trà?
Điều đáng nói là người Hồi giáo chiếm 1,7 tỷ trong tổng dân số thế giới. Theo OIC, người Hồi giáo đã chi trên 1173 triệu USD cho thực phẩm trên toàn cầu vào năm 2020. Theo dự kiến, dân số Hồi giáo sẽ tăng lên 2,2 tỷ người vào năm 2030, số lượng người tiêu dùng thực phẩm tiềm năng cũng sẽ tăng lên.
Bên cạnh rau, thịt và các mặt hàng thực phẩm sản xuất trong nước, các nước Hồi giáo nhập khẩu 47,8% rau và 18,9% sản phẩm thịt hàng năm. Các mặt hàng thực phẩm khác như trà hữu cơ cũng đang được chú ý ngày nay, vì hầu hết các quốc gia Hồi giáo nằm trong số những nước uống và nhập khẩu trà hàng đầu.
Chứng nhận trà Halal
Theo Statista, Pakistan nhập khẩu chè trị giá 589,76 triệu USD, trong khi nhập khẩu chè sang Ai Cập khoảng 197,22 triệu USD vào năm 2020 . Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu vào những nước nhập khẩu chè cao nhất như Pakistan, Mỹ, Anh và những nước khác, thì dân số Hồi giáo chiếm một phần đáng kể. Có chứng nhận Halal giúp dễ dàng xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia Hồi giáo.
Sản phẩm đạt chứng nhận trà Halal mang lại lợi ích gì?
- Dễ dàng xuất khẩu sang các nước khác và nhiều lợi ích khác đi kèm.
- Như một minh chứng đảm bảo rằng sản phẩm là đáp ứng yêu cầu vệ sinh của người Hồi giáo và luật định.
- Tăng khả năng tiếp cận thêm khoảng 2 tỷ khách hàng tiềm năng.
- Có thể xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia có luật Halal nghiêm ngặt yêu cầu chứng nhận Halal.
Những câu hỏi thường gặp
1. Có phải chỉ những người theo đạo Hồi mới có thể tiêu thụ các sản phẩm Halal?
Người Hồi giáo không ăn bất cứ thứ gì khác ngoài Halal, và không chỉ riêng người Hồi giáo. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng thực phẩm Halal vì đây là một lối sống lành mạnh cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của bạn và tuân thủ các yếu tố thân thiện với môi trường hiện đại.
2. Chứng nhận Halal có yêu cầu chứng chỉ hữu cơ không?
Vì Halal là một thuật ngữ được sử dụng cho tất cả các thành phần được cho phép đối với người Hồi giáo, nó không phụ thuộc vào bất kỳ chứng nhận nào khác. Nếu bạn xuất khẩu trà hữu cơ đến các quốc gia Hồi giáo và những nơi có dân số theo đạo Hồi, tốt hơn hết bạn nên có chứng nhận Halal cùng với chứng nhận hữu cơ. Chứng nhận hữu cơ chỉ đảm bảo rằng sản phẩm hoàn toàn không có hóa chất. Trong khi, chứng nhận Halal đảm bảo rằng không có yếu tố gây say nào có trong trà.
3. Những quốc gia nào nhập khẩu sản phẩm được chứng nhận Halal?
Một số quốc gia cho phép các sản phẩm đề cập đến “sản phẩm không chứa thịt lợn và rượu”, trong khi những quốc gia khác chỉ bán các sản phẩm có chứng nhận Halal đáng tin cậy. Các quốc gia cần bạn chứng nhận Halal bao gồm Pakistan và Brunei, cùng với một số khu vực chứng nhận Halal nghiêm ngặt nhất như Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Oman, Malaysia và Bahrain.
Nếu bạn muốn xuất khẩu trà có chứng nhận Halal vào các quốc gia Hồi giáo và các khu vực có dân số theo đạo Hồi – thị trường chiếm khoảng 1,7 tỷ trong tổng dân số thế giới. Hãy liên hệ Chất Lượng Việt để được tư vấn chứng nhận Halal cho sản phẩm trà.
Bài viết cùng chủ đề: