Áp dụng truy xuất nguồn gốc để phát triển bền vững nông sản Việt

Truy xuất nguồn gốc hiện là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm. Yêu cầu này không chỉ xuất phát từ phía Chính phủ, từ các tổ chức tiêu chuẩn độc lập, mà cả từ phía người tiêu dùng nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều chuyên gia đề nghị cần sớm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, thay cho truy xuất nguồn gốc bằng ghi chép trên giấy để giúp doanh nghiệp minh bạch thông tin, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà nhập khẩu, phân phối, cũng như người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng ghi chép trên giấy. Song cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro, vì chỉ có doanh nhiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Người tiêu dùng hay các tổ chức, cơ quan chức năng muốn biết được nguồn gốc phải đi tìm lại số liệu trong rất nhiều giấy tờ và cũng khó kiểm chứng độ trung thực, chính xác của thông tin truy xuất. Do đó, các cá nhân, tổ chức cũng không thể biết hết về sản phẩm.

Ngược lại, truy xuất nguồn gốc điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn vì tạo ra một công cụ để người mua/người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhận báo cáo truy xuất dễ dàng bằng smart phone. Đồng thời, có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất ở tất cả các khâu, quá trình sản xuất, chất lượng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, nhà nhập khẩu. Thông tin tin cậy hơn do được cung cấp qua hệ thống độc lập của bên thứ ba. Tên tuổi doanh nghiệp xuất khẩu được người tiêu dùng biết đến.

truy-xuat-nguon-goc-de-phat-trien-ben-vung-nong-san-viet

Xem thêm:13 bước xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ngoài ra, hiện nay khi nhiều hệ thống siêu thị triển khai bán hàng đa kênh, chú trọng bán hàng online, người tiêu dùng không có cơ hội tương tác trực tiếp với sản phẩm, vì thế đòi hỏi các đơn vị cung cấp cũng như các đơn vị phân phối, phải đảm bảo cam kết một cách tốt nhất đối với những sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường.

Đồng thời, kết nối tiêu thụ nông sản phải có sự hỗ trợ hợp lý hiệu quả thiết thực của Chính phủ, các Bộ ngành và các địa phương đối với các doanh nghiệp. Khi đó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trên thị trường.

Để đưa truy xuất nguồn gốc điện tử vào thực hiện rộng rãi cần vận động, thuyết phục nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, đồng thời biến nó thành quy định bắt buộc, chuẩn hóa quy trình áp dụng. Coi minh bạch hóa thông tin là một trong những cách để xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tin tức liên quan

0901981789