Bộ Thương mại Pakistan vừa ban hành quyết định tất cả các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận Halal ( đạt tiêu chuẩn Hồi giáo) do cơ quan được chính phủ Pakistan chỉ định cấp, có hiệu lực từ ngày 30/05/2020.
- Giấy chứng nhận Halal – Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam
- Tiêu chuẩn Halal được áp dụng như thế nào?
- Halal – Những điều cần biết về thức ăn của đạo Hồi giáo
Giấy chứng nhận Halal
Tháng 2/2020, Bộ Thương mại Pakistan ban hành quy định đối với nhãn mác của các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan:
- Thời hạn sử dụng của sản phẩm tại thời điểm nhập khẩu phải còn ít nhất 66% kể từ ngày sản xuất.
- Các thành phần và chi tiết của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng,…) trên bao bì phải được in bằng tiếng Urdu và tiếng Anh .
- Logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ.
- Hàng nhập khẩu phải có phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, thực phẩm trên thế giới cũng như Việt Nam nên chú ý tới các vấn đề trên để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Xem thêm: Quy trình chứng nhận Halal MUI – Thị trường Indonesia
Hướng dẫn chọn chương trình chứng nhận Halal cho thị trường Pakistan
- Đối với thị trường Pakistan, Quý doanh nghiệp có thể chọn chương trình chứng nhận Halal Jakim cho các sản phẩm Halal.
- Chương trình chứng nhận Jakim: có hiệu lực ở tất cả các quốc gia (Chỉ không xuất được: Indonesia và 7 nước khối hợp tác vùng vịnh GCC).
- Thời gian chứng nhận 1 năm: Không giới hạn loại hình sản phẩm, tức có thể chứng nhận cho: thực phẩm, mỹ phẩm, bao bì, dược phẩm.
Tham khảo Các chương trình chứng nhận Halal. Tại đây
Nguồn: congthuong.vn
Chất lượng Việt tự hào là đơn vị tư vấn Chứng nhận Halal đáng tin cậy của các đối tác, tổ chức và doanh nghiệp. Liên hệ Hotline: 0932.521.368 để được tư vấn miễn phí!