Yêu cầu về vùng trồng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc

Để xây dựng các vùng nguyên liệu sầu riêng đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo các yêu cầu của Nghị định thư, các đơn vị xuất khẩu, người trồng và các cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững các yêu cầu về quy trình cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; lưu trữ hồ sơ; cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như chương trình giám sát dư lượng và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại Trung Quốc.

Hãy cùng tìm hiểu hiểu kỹ hơn các yêu cầu vùng trồng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc quy định như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Yêu cầu chung

Trước khi lô hàng đầu xuất khẩu sang Trung Quốc, vùng trồng sầu riêng phải đăng ký cấp mã số vùng trồng với Cục BVTV – Bộ NN PTNT (MARD) và được phê duyệt bởi Cục BVTV và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Các hoạt động giám sát và quản lý vùng trồng phục vụ xuất khẩu phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật và cán bộ kỹ thuật phải được MARD hoặc đơn vị do MARD ủy quyền tập huấn.

Dưới sự giám sát của MARD, tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản, cần áp dụng và tuân thủ Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) như VietGAP, GlobalGAP,… và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vùng trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và quả thối.

Yêu cầu về biện pháp quản lý sinh vật gây hại

Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất sinh học và các biện pháp canh tác khác.

Theo ISPM 06, phải thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với 06 đối tượng KDTV của Trung Quốc tại vườn trồng trong suốt cả năm:

  • Bactrocera correcta
  • Dysmicoccus neobrevipes
  • Planococcus minor
  • Planococus lilacinus
  • Pseudococcus jackbeardsleyi
  • Exallomochlus hispidus

Sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy dính màu vàng để giám sát ruồi đục quả B.correcta.

Kiểm tra sự xuất hiện của các loài rệp sáp trên quả, cành, thân và lá.

Trong trường hợp phát hiện thấy các loài đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc triệu chứng các loài đó, cần áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ, bao gồm biện pháp hóa học và sinh học để kiểm soát quần thể dịch hại hoặc duy trì vùng trồng dịch hại ít phổ biến.

Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV và phân bón

Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo quy định của nước nhập khẩu.

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Vùng trồng có biện pháp thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã qua sử dụng theo quy định.

Yêu cầu về ghi chép hồ sơ

Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.

Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.

  • Giai đoạn phát triển của cây trồng.
  • Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình chăm sóc cây trồng hoặc điều tra.
  • Nhật ký sử dụng phân bón: ngày tháng, loại phân bón, tổng lượng sử dụng, phương pháp sử dụng.
  • Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, đối tượng phòng trừ, liều lượng.
  • Ghi chép thông tin liên quan đến việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế, thông tin người mua, cơ sở đóng gói và mã số cơ sở đóng gói (nếu có).
  • Các hoạt động khác (nếu có)

Yêu cầu khác

  • Áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
  • Vệ sinh vườn trồng
  • Cách xa nguồn ô nhiễm
  • Loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng

Bài viết liên quan:

Tin tức liên quan

0901981789