Kết quả các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố sản phẩm. Phiếu kiểm nghiệm được công nhận là hợp lệ khi các chỉ tiêu kiểm nghiệm được xem là phù hợp với quy định và nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy định pháp luật.
Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Quy định về các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm như thế nào? Cùng Chất Lượng Việt đọc hết bài viết dưới đây nhé.
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm là một phần không thể thiếu để sản xuất hiệu quả các sản phẩm chất lượng, an toàn. Với công việc thực hiện ngày càng phải chịu sự giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe là điều kiện bắt buộc.
Như vậy, xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm sẽ phụ thuộc vào sản phẩm đó có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa và cũng phụ thuộc vào mục đích thử nghiệm của doanh nghiệp như để công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm hay kiểm soát chất lượng,…
Mục đích kiểm nghiệm thực phẩm
- Để xác định và xây dựng các chỉ tiêu công bố sản phẩm.
- Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Đánh giá nguyên liệu đầu vào, sự an toàn về mặt chất lượng của sản phẩm.
- Tăng niềm tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo thế mạnh trong cạnh tranh thị trường.
Xem thêm: Kiểm nghiệm thực phẩm – Tổng hợp các thông tin cần biết
Hiện tại, có 2 hình thức kiểm nghiệm thực phẩm:
Hình thức 1: Là kiểm nghiệm trước khi công bố;
Hình thức 2: Là kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng/lần đối với các sản phẩm đã công bố.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm
1. Ô nhiễm độc tố vi nấm:
- Căn cứ tài liệu: QCVN 8-1:2011/BYT
- Căn cứ quy chuẩn này, các loại vi nấm cần kiểm soát như: aflatoxin, ochratoxin A, patulin, deoxynivalenol, zearalenone, fumonisin tổng số.
- Tùy theo loại sản phẩm, sẽ có yêu cầu kiểm soát một hoặc một vài loại vi nấm trên.
2. Ô nhiễm kim loại nặng
- Căn cứ tài liệu: QCVN 8-2:2011/BYT
- Theo QCVN 8-2:2011/BYT, có 6 loại kim loại nặng được kiểm soát: Asen (vô cơ), Cadilmi (Cd), chì (Pb), thiếc (Sn), thủy ngân (Hg), methyl thủy ngân (MdHg).
3. Ô nhiễm vi sinh vật
- Căn cứ tài liệu: QCVN 8-3:2012/BYT
- Căn cứ theo quy chuẩn này, có các chủng loại vi sinh vật cần kiểm soát như: E.coli, salmanella, bacillus cereus giả định, coliform, pseudomonas aeruginosa,…
- Tương tự, tùy theo loại sản phẩm sẽ quy định cụ thể chủng loại vi sinh vật cần kiểm soát.
4. Tuân thủ việc sử dụng các chất hỗ trợ chế biến
- Danh mục các chất hỗ trợ chế biến và hàm lượng tối đa cho phép được quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 (được sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 12/2021/TT-BYT ngày 06/09/2021 và Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023.
- Các chỉ tiêu này không bắt buộc phải thử nghiệm để phục vụ công bố, tuy nhiên cần kiểm soát trong sản xuất, chế biến, ghi nhãn trung thực để đảm bảo không vi phạm khi hậu kiểm.
- Tuy công đoạn hoặc mục đích sử dụng sẽ quy định các hóa chất với liều lượng cho phép. Ví dụ: các chất chống tạo bọt có: Methyl Este của Acid béo, Alcohol béo C8-C30, dầu dừa Hydro hóa,…
5. Tuân thủ việc sử dụng phụ gia thực phẩm
Danh mục phụ gia thực phẩm và liều lượng cho phép được quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 (sửa đổi điều chỉnh bởi Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/09/2023).
Tuy nhu cầu và mục đích sử dụng mà sẽ có những phụ gia khác nhau được cho phép. Ví dụ: phẩm màu có Curcumin 100, turmeric 100, quinolin yellow 104, chất bảo quản có: acid sorbid 200, natri sobat 201,…
- Đừng bỏ lỡ: 5 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phổ biến bạn phải biết
Ngoài ra đối với nhóm thực phẩm đặc biệt như Thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng trong y học, dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt,… sẽ có những quy định chặt chẽ hơn nữa, doanh nghiệp cần có sự xem xét thận trọng và tuân thủ các yêu cầu để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Trên đây là 5 nhóm yêu cầu cơ bản mà các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm cần quan tâm và nắm bắt. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc trong hoạt động chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, công bố hay thử nghiệm hãy liên hệ Chất lượng Việt để được tư vấn nhé.