ASIAGAP – Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại các quốc gia Châu Á

Mục tiêu cuối cùng mà AsiaGAP hướng tới là đảm bảo an toàn cho nông sản, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trái đất, đồng thời xây dựng hệ thống quản trị nông nghiệp bền vững cho các trang trại của Nhật Bản và Châu Á.

Tiêu chuẩn AsiaGAP là gì?

GAP (Good Agricultural Practice) Là tiêu chuẩn quản lý mà Người sản xuất phải tuân thủ tại công đoạn sản xuất nông sản và công tác triển khai thực tiễn. Được dịch ra thành “Thực hành nông nghiệp tốt”, “Quy phạm nông nghiệp phù hợp”, “Phương thức quản lý công đoạn sản xuất nông nghiệp”,…

AsiaGAP (ASIA Good Agricultural Practice) Là một mô hình GAP do Hiệp hội GAP Nhật Bản phát triển, trong đó tập hợp cách thức quản lý trang trại phù hợp, đứng từ quan điểm điều hành trang trại, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, nhân quyền và phúc lợi; đồng thời chú trọng đến môi trường sản xuất của Nhật Bản cũng như hạng mục yêu cầu theo điểm chuẩn của GFSI.

asiagap-tieu-chuan-thuc-hanh-nong-nghiep-tot-tai-chau-a

AsiaGAP như một phương thức nhằm hiện thực hóa việc sản xuất nông sản an toàn, sản xuất nông nghiệp có cân nhắc tới môi trường, tôn trọng an toàn và nhân quyền của người sản xuất nông nghiệp, quản lý bán hàng một cách phù hợp cho các trang trại của Nhật Bản và Châu Á. Việc áp dụng AsiaGAP tại trang trại giúp xây dựng hệ thống quản trị nông nghiệp bền vững; đồng thời có thể đảm bảo được lòng tin từ người tiêu dùng, cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Mục tiêu cuối cùng mà AsiaGAP hướng tới là đảm bảo an toàn cho nông sản, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trái đất, đồng thời xây dựnghệ thống quản trị nông nghiệp bền vững.

Khái quát về quy trình chứng nhận AsianGAP

Bước

Trường hợp chứng nhận AsiaGAP cho cá nhânTrường hợp chứng nhận AsiaGAP cho tổ chức

1

Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn “AsiaGAP Điểm kiểm soát và Tiêu chuẩn phù hợp – Dành cho trang trại”.

Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn “AsiaGAP Điểm kiểm soát và Tiêu chuẩn phù hợp – Dành cho trang trại, văn phòng tổ chức”.

2

Lập “Sổ tay quản lý trang trại” dựa theo “AsiaGAP Điểm kiểm soát và Tiêu chuẩn phù hợp” và vận hành dựa theo Sổ tay đó.Lập “Sổ tay quản lý tổ chức, trang trại” dựa theo “AsiaGAP Điểm kiểm soát và Tiêu chuẩn phù hợp – Dành cho trang trại”, “AsiaGAP Điểm kiểm soát và Tiêu chuẩn phù hợp – Dành cho văn phòng tổ chức” và vận hành dựa theo Sổ tay đó.

3

Thực hiện đánh giá nội bộ, cải thiện những điểm cần phải cải thiện.Thực hiện đánh giá nội bộ, cải thiện những điểm cần phải cải thiện. Đánh giá nội bộ cần phải được thực hiện ở tất cả các cơ sở vật chất xử lý nông sản chung như văn phòng tổ chức, nông trường tuyển chọn cơ sở vật chấtrau củ quả chung và toàn bộ các nông trường.

4

Yêu cầu Cơ quan chứng nhận AsiaGAP thẩm định, sau đó việc thẩm định được tiến hành. Tất cả những điểm kiểm soát được thẩm định để đưa ra quyết định về kết quả là “Phù hợp”, “Không phù hợp”, hay “Không áp dụng”.Yêu cầu Cơ quan chứng nhận AsiaGAP thẩm định, sau đó việc thẩm định được tiến hành. Tất cả những điểm kiểm soát được thẩm định để đưa ra quyết định về kết quả là “Phù hợp”, “Không phù hợp”, hay “Không áp dụng”. Việc thẩm định nông trường được tiến hành bằng phương thức lấy mẫu. (Số nông trường thẩm tra phải lớn hơn căn bậc hai của tổng số nông trường trong tổ chức, số thập phân được làm tròn lên).

5

Khắc phục những hạng mục không đạt đã được chỉ ra, gửi “Báo cáo khắc phục” tới Cơ quan chứng nhận.Khắc phục những hạng mục không đạt đã được chỉ ra, gửi “Báo cáo khắc phục” tới Cơ quan chứng nhận.

6

Căn cứ theo kết quả giám định, thẩm tra của Cơ quan chứng nhận, những nông trường phù hợp với tiêu chuẩn đạt dưới đây sẽ được chứng nhận AsiaGAP.Căn cứ theo kết quả giám định, thẩm tra của Cơ quan chứng nhận, những tổ chức phù hợp với tiêu chuẩn đạt dưới đây sẽ được chứng nhận AsiaGAP.

Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của tiêu chuẩn AsiaGAP

1. Hiển thị sản phẩm

Hiển thị thông tin dưới đây với sản phẩm xuất kho, Vận đơn, Phiếu giao hàng. 
  • Tên nông trường
  • Tên sản phẩm
  • Nguồn gốc xuất xứ

2. Hiển thị phù hợp

  • Xác nhận rằng sản phẩm xuất kho đã được hiển thị theo quy chế thực phẩm của Quốc gia dự định bán.
  • Xác nhận rằng tất cả sản phẩm xuất kho đã được hiển thị theo quy chế hiển thị về chất gây dị ứng của Quốc gia dự định bán đối với chất gây dị ứng hoặc chất có khả năng gây dị ứng. 

3. Ghi chép về xuất kho

Có ghi chép về xuất kho trong đó cho thấy sự kết nối giữa xuất kho với thu hoạch của sản phẩm xuất kho. Ghi chép bao gồm hạng mục dưới đây:
  • Đối tác xuất hàng, nơi bán hàng
  • Ngày xuất kho
  • Tên hàng hóa
  • Số lượng xuất kho
  • Lô thu hoạch và lô bảo quản gắn với lô thu hoạch

4. Ghi chép về thu hoạch

Lịch sử thu hoạch được ghi chép theo như dưới đây:
  • Lô thu hoạch
  • Tên hàng hóa
  • Ngày thu hoạch
  • Số lượng thu hoạch
  • Ruộng đồng đã thu hoạch

5. Xử lý nông sản của nông trường khác

  • Có thể xác nhận từ hồ sơ rằng việc quản lý phân biệt và đối sách phòng chống việc vô ý trộn lẫn nông sản đã sản xuất với nông sản của trang trại khác, trong trường hợp xử lý nông sản của trang trại khác.
  • Không hiển thị gây hiểu lầm tại nơi bán hàng đối với thông tin về trang trại sản xuất, trong trường hợp kinh doanh nông sản của trang trại khác.

Tin tức liên quan

0901981789