An toàn thực phẩm là mối quan tâm toàn cầu, việc sản xuất, lưu hành, sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó, ISO 22000 giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm. ISO 22000 có thể được bất kỳ tổ chức nào sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, cung cấp sự đảm bảo trong chuỗi thực phẩm toàn cầu, giúp sản phẩm xuyên biên giới và mang đến nguồn thực phẩm với sự tin tưởng. Bài viết dưới đây Viet Quality sẽ cung cấp các điều khoản của ISO 22000:2018 để bạn tham khảo.

ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. Tính đến thời điểm hiện taị, Tổ chức ISO đã chính thức ban hành phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018 vào ngày 19/6/2018, tiêu chuẩn gồm 10 điều khoản được tóm tắt như sau:
Điều khoản 1: Phạm vi
Mục đích chính của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là đảm bảo rằng thực phẩm an toàn để tiêu dùng. Phiên bản ISO 22000:2018 yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm đưa ra tuyên bố phạm vi bằng cách hiểu mục đích của tiêu chuẩn và các yêu cầu cốt lõi của nó. Tuyên bố phạm vi yêu cầu các tiêu chuẩn xác định bất kỳ vấn đề nội bộ hoặc bên ngoài nào có thể cản trở khả năng cung cấp thực phẩm an toàn, yêu cầu của tất cả các bên quan tâm và đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Điều khoản 2: Tài liệu tham khảo
Bằng cách cung cấp một danh sách các tài liệu tham khảo, điều khoản này giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và triển trai FSMS dễ dàng hơn.
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Cung cấp thuật ngữ và định nghĩa sẽ được sử dụng trong toàn bộ tiêu chuẩn. Mục đích là cung cấp sự rõ ràng để FSMS có thể dễ dàng triển khai trong một tổ chức cụ thể. Các định nghĩa, thuật ngữ trong tiêu chuẩn được liên kết với nhau làm tăng khả năng sử dụng rộng rãi của tiêu chuẩn ISO.
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Yêu cầu tổ chức phân tích bối cảnh của mình, xác định các bên quan tâm, xác định phạm vi của FSMS và tập trung rõ ràng vào các quy trình để có thể đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm của tổ chức. Để xác định được bối cảnh của tổ chức mình, các tổ chức phải thực hiện:
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức (mục 4.1)
- Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (mục 4.2)
- Hiểu các kết quả đầu ra của 4.1 và 4.2 để xác định phạm vi
- Thiết kế FSMS (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)
- Hiểu điều khoản này sẽ cho phép các tổ chức xác định bất kỳ vấn đề bên ngoài hoặc bên trong nào có thể cản trở khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn và các yêu cầu của ISO 22000 dễ dàng hơn.
Điều khoản 5: Lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất trong tổ chức phải thể hiện sự lãnh đạo và cam kết phù hợp đối với FSMS. Điều khoản chỉ ra trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo, cũng giúp các tổ chức xác định ai là quản lý cấp cao nhất bằng cách mô tả quản lý cấp cao là một nhóm người hoặc một cá nhân chỉ đạo việc kiểm soát tổ chức ở cấp cao nhất. Cam kết lãnh đạo có thể được chứng minh bằng cách thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và cung cấp đủ nguồn lực.
Điều khoản 6: Hoạch định
Hoạch định là một trong những thành phần cốt lõi của bất kỳ hệ thống quản lý hiệu quả nào. Phần tiêu chuẩn này đặt ra một khuôn khổ có thể giúp các tổ chức tự phân tích, xác định rủi ro và xác định cơ hội. Phần này cũng cung cấp các khuyến nghị về cách giải quyết các rủi ro đã xác định. Kế hoạch hành động, theo khuyến nghị của điều khoản này, nên bao gồm các bước sẽ được thực hiện trong trường hợp có rủi ro, nguồn lực nào sẽ cần thiết để giảm thiểu rủi ro, ai là người chịu trách nhiệm về kế hoạch hành động, thời gian dự kiến đạt được mục tiêu và cách đo lường kết quả.

Điều khoản 7: Hỗ trợ
Phần này tập trung vào các nguồn lực, nhận thức, năng lực, trao đổi thông tin và thông tin dạng văn bản (tài liệu, hồ sơ) của một FSMS. Năng lực bao gồm khả năng của các cá nhân để hoàn thành các nhiệm vụ dựa trên các vai trò công việc được xác định. Trao đổi thông tin ở đây đề cập đến các kênh giao tiếp bên trong và bên ngoài sẽ hỗ trợ vận hành FSMS. Thông tin dạng văn bản bao gồm tài liệu, hồ sơ về chính sách an toàn thực phẩm, mục tiêu thực hiện, quy trình, hướng dẫn, các kênh liên lạc, truy xuất nguồn gốc, kế hoạch thực hiện…
Điều khoản 8: Thực hiện
Điều khoản bao gồm các quy định về:
8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
8.2 Chương trình tiên quyết (PRP)
8.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc
8.4 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp
8.5 Kiểm soát mối nguy
8.6 Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
8.7 Kiểm soát việc giám sát và đo lường
8.8 Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
8.9 Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình
Điều khoản này giúp các tổ chức chỉ ra đầu vào từ phân tích mối nguy được cập nhật, PRP được triển khai và cập nhật, mức độ nguy hiểm được xác định ở mức chấp nhận được và mọi quy trình đang hoạt động theo kế hoạch.
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động
Quá trình giám sát và đo lường quy trình được thực hiện thông qua đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bao gồm các yếu tố mới phải được xem xét trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo, chẳng hạn như những thay đổi trong bối cảnh, thông tin về hiệu lực và hiệu quả của FSMS, sự đầy đủ của các nguồn lực và cơ hội để phát triển liên tục.
Điều khoản 10: Cải tiến
Sự cải tiến hệ thống FSMS thông qua khả năng của tổ chức bạn trong việc xác định và triển khai các cơ hội cải tiến cũng như tuân thủ mục đích dự kiến của sản phẩm. Do đó, các tổ chức phải lập kế hoạch cho sự không phù hợp bằng cách xem xét sự không phù hợp, xác định nguyên nhân và thực hiện các hành động.
Để được hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 22000:2018, vui lòng liên hệ với Chất lượng Việt để được giải đáp.