Chứng nhận FSC là gì?

Chứng nhận FSC là gì? Chắc hẳn nhiều người đã nghe đến tên chứng chỉ này rồi. Nhưng kiến thức tổng quát về chứng nhận FSC hay ý nghĩa, tác dụng cũng như sự cần thiết của chứng nhận này đa số mọi người chưa có nhiều. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn tất cả những kiến thức cần thiết mà bạn cần biết về chứng chỉ FSC này.

Tiêu chuẩn FSC là gì?

Chứng nhận bảo vệ rừng FSC (Forest Stewardship Council ) là chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).

chung-nhan-fscChứng nhận FSC là gì?

Chứng nhận này do Hội đồng quản lý rừng thế giới FSC (Forest Stewardship Council) – là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 1993 với mục tiêu phát triển & quản lý rừng bền vững. Tổ chức này là Tổ chức duy nhất được công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng.

Trụ sở chính của tổ chức FSC được đặt tại thành phố Bonn của Đức, hiện nay có hơn 50 quốc gia cùng gần 900 thành viên đã tham gia vào tổ chức này. Bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khoa học, chuyên gia,… tất cả tham gia vào với mục đích chung là bảo tồn và kiểm soát được nguồn tài nguyên rừng hiện nay trên thế giới. Tổ chức FSC là một tổ chức cực kỳ có uy tín, rất nhiều các tài nguyên rừng của nhiều quốc gia đã được nhận sự giúp đỡ nhằm bảo vệ và phát triển mạnh hơn nguồn tài nguyên quý giá này.

Giấy chứng nhận FSC là gì?

Chứng chỉ FSC là giấy chứng nhận được tổ chức chứng nhận cấp cho doanh nghiệp sau hoạt động đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn FSC tại doanh nghiệp. Các hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá bao gồm: Việc trồng rừng, khai thác và vận chuyển (đối với doanh nghiệp trồng rừng); Việc chế biến, sản xuất, quản lý, bảo quản, vận chuyển (đối với doanh nghiệp chế biến, vận chuyển).

Để được cấp chứng chỉ FSC và dán nhãn FSC thì các hoạt động của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn FSC.

03 loại chứng chỉ FSC hiện nay

Chứng nhận FSC là thứ được công nhận bởi tổ chức FSC sau khi đã hoàn thành việc đánh giá và xác nhận về tài nguyên rừng của một quốc gia. Có 3 loại chứng nhận FSC hiện nay được công nhận bởi các tổ chức uy tín:

  • FMC (viết tắt của Forest Management Certificate):

Là Chứng nhận quyền bảo vệ rừng, cung cấp cho các khu rừng của một quốc gia khi đã đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.

  • CoC (viết tắt của Chain of Custidy Certificate):

Là Chứng nhận cho chuỗi hành trình sản phẩm. Điều này cực kỳ hữu ích vì nó giúp minh bạch hóa thông tin tới người tiêu dùng cũng như hạn chế việc một số nhà sản xuất (chủ yếu ở Trung Quốc) tự ý gắn chứng nhận FSC khi chưa có sự cho phép của FSC. Đây là một chuỗi quá trình từ việc khai thác cho tới khi chế tác xong và chuyển đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chứng chỉ này giúp xác nhận những sản phẩm làm từ gỗ rừng có nguồn gốc rõ ràng, đạt đầy đủ các tiêu chí của tổ chức FSC.

  • FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate:

Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm, đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.

Chuỗi hành trình sản phẩm FSC-CoC

chung-nhan-fsc

Điều kiện để được cấp chứng chỉ FSC

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn việc khai thác rừng bừa bãi, khuyến khích các hoạt động khai thác đi đôi với phát triển bền vững, Hội đồng quản lý rừng FSC đã xây dựng chứng nhận FSC với bộ 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Đây là căn cứ để chứng nhận cho các cơ sở quản lý rừng, các nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của FSC.

Để có được chứng nhận này, các nhà sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ rừng phải cung cấp. Đồng thời chứng minh bằng một lượng lớn các hồ sơ tài liệu chi tiết về:

  • Các bằng chứng về nguồn gốc sản phẩm không nằm trong danh sách cấm. Như các loại gỗ khai thác trái phép, không chứng minh được nguồn gốc. Hay gỗ khai thác trong khu vực có trồng cây biến đổi gen; gỗ khai thác trong rừng HCV. Hoặc rừng có giá trị bảo tồn cao,…
  • Các chương trình đã triển khai và bản kế hoạch chi tiết về việc khai thác và trồng mới rừng. Điều này đảm bảo ngăn chặn khai thác trắng, bảo tồn đa dạng sinh học, độ che phủ mặt đất…
  • Các chương trình hành động nhằm đảm bảo lợi ích xã hội. Đồng thời bảo vệ lợi ích cho người dân bản địa – nơi có rừng được khai thác.

chung-nhan-fsc

Chứng nhận FSC có giá trị trong 5 năm và được chấp nhận trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, vào mỗi năm, FSC sẽ tiến hành xác minh lại để kiểm tra các nhà sản xuất có tiếp tục triển khai các chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng theo cam kết.

10 nguyên tắc quan trọng trong chứng nhận FSC phải tuân thủ

Như thông tin chúng tôi đã chia sẽ, FSC được xây dựng với bộ 10 nguyên tắc. Cụ thể 10 nguyên tắc dùng để đánh giá của chứng nhận FSC sẽ bao gồm:

Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật pháp và các luật trong nội bộ tổ chức FSC.

Nguyên tắc 2: Tuân thủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên.

Nguyên tắc 3: Tuân thủ quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống.

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các mối quan hệ và lợi ích của người lao động.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo được các lợi ích từ tài nguyên rừng.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo kiểm soát được tác động đến môi trường sống.

Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể.

Nguyên tắc 8: Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên.

Nguyên tắc 9: Bảo tồn những cánh rừng có giá trị cao.

Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng.

Lợi ích của chứng nhận FSC

  • Về mặt môi trường: Chứng nhận FSC góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự nhiên.
  • Về mặt xã hội: Chứng chỉ FSC thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội. Tổ chức có trách nhiệm với cuộc sống của con người
  • Về mặt thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ được nâng tầm nếu như bạn nhận được chứng nhận này. Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng FSC để truyền thông cho các sản phẩm của mình.
  • Về mặt kinh tế: FSC giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Các sản phẩm từ rừng được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao. Làm tăng giá trị của những mặt hàng và sản phẩm được công nhận bởi chứng chỉ FSC. Theo thống kê của tổ chức này, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 – 30% so với các sản phẩm cùng loại. Giúp giảm thiểu đi những lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên rừng không đúng cách.

Các bước thực hiện cấp chứng chỉ FSC từ A-Z

Bước 1: Thành lập ban FSC

Sau khi đã thống nhất thông tin và ký kết hợp đồng với Chất lượng Việt (CLV). Bước đầu tiên chúng ta sẽ thành lập Ban FSC.

Các thành viên được lựa chọn thường là các trưởng phó bộ phận và phòng ban của doanh nghiệp.

Bước 2: Tổ chức đào tạo nhận thức tiêu chuẩn FSC

Tất cả các thành viên trong ban FSC và các thành viên liên quan khác sẽ tham gia vào khóa đào tạo. Phải có kiến thứcc về FSC thì mới tham gia triển khai dự án được.

Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu

Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong Ban FSC đã được phân công từng bộ phận cụ thể, hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4: Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu trong doanh nghiệp

Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong Ban FSC ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành. Thực hiện áp dụng vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Bước 5: Đào tạo đánh giá viên nội bộ

Ban FSC tiếp tục tham gia khóa đào tạo về đánh giá viên nội bộ.

Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn thành viên Ban FSC triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ.

Bước 6: Thực hiện đánh giá nội bộ

Chuyên gia tư vấn sẽ kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.

Trong quá trình đánh giá nội bộ sẽ đưa ra những lỗi cần khắc phục (nếu có) để phù hợp với tiêu chuẩn FSC.

Sau khi đã khắc phục xong những lỗi xảy ra, nếu xét thấy cần thiết thì doanh nghiệp nên đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo đã khắc phục hết lỗi của lần đánh giá đầu tiên.

Bước 7: Đăng ký chứng nhận FSC

Sau khi đã khắc phục hết lỗi trong lần đánh giá nội bộ. Thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận FSC (bên thứ 3).

Bước 8: Đánh giá chứng nhận FSC

Tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn chuyên gia đến tại doanh nghiệp để đánh giá hệ thống tài liệu và tình hình áp dụng thực tế để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn FSC.

Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các lỗi và yêu cầu khắc phục (nếu có).

Bước 9: Cấp chứng nhận FSC và duy trì tiêu chuẩn

Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận FSC cho doanh nghiệp và được phép sử dụng dấu chứng nhận để gắn lên bao bì sản phẩm.

Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn FSC.

Chi phí chứng nhận FSC phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Sẽ có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận FSC, nếu bạn chưa biết thì cùng theo tiếp nhé, chúng tôi sẽ nêu ra những yếu tố làm chi phí chứng nhận FSC thay đổi:

Quy mô doanh nghiệp:

Đây là căn cứ để xác định Manday (ngày làm việc) của chuyên gia. Quy mô càng lớn thì tổng thời gian khảo sát, đánh giá của chuyên gia cũng sẽ nhiều hơn, và khoản chi phí này sẽ nhiều hơn so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

  • Số lượng nhân sự là bao nhiêu?
  • Số ca làm việc?
  • Số lượng nhà máy? Các nhà máy được quy hoạch tập trung lại một nơi hay địa điểm sản xuất khác với địa điểm trụ sở? Yếu tố này sẽ liên quan nhiều tới chi phí đi lại; ăn ở của chuyên gia.

Phạm vi hoạt động:

  • Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?
  • Số lượng sản phẩm cần chứng nhận FSC? Tùy theo từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm sẽ có tiêu chí kiểm nghiệm, tiêu chí đánh giá khác nhau, và chi phí thực hiện khác nhau.
  • Sản lượng dự kiến?
  • Các vấn đề trong quy trình sản xuất sản phẩm: sự phức tạp trong quy trình sản xuất có thể khiến cho chi phí gia tăng. Vì sẽ mất khá nhiều thời gian và cần những chuyên gia kỹ thuật tham gia dự án.

Các sản phẩm được chứng nhận FSC sẽ là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm có cam kết về trách nhiệm giữa việc phát triển đi đôi với công tác bảo vệ rừng. Điều này cũng sẽ thúc đẩy, khuyến khích các nhà sản xuất lựa chọn giải pháp phát triển bền vừng thay vì tàn phá rừng như hiện nay. Chứng nhận này cũng là thước đo để các chính phủ đưa ra những chính sách quy hoạch, phát triển rừng cân bằng với phát triển kinh tế – một trong những yêu cầu cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay.

Tin tức liên quan

0901981789