Theo quy định tại Thông tư 40/2018/TT-BNNPTNT (hiệu lực đến ngày 24/04/2023) và sẽ được thay thế bởi Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Keo dán gỗ (có hiệu lực từ 25/04/2023). Đây là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm keo dán gỗ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cụ thể QCVN 03-01:2022/BNNPTNT.
Keo dán gỗ
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Keo dán gỗ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2022/BNNPTNT về Keo dán gỗ
Keo dán gỗ là gì?
Keo dán gỗ là chất có khả năng liên kết các vật liệu gỗ với nhau hoặc liên kết vật liệu gỗ với vật liệu khác bằng gắn kết bề mặt. Có những loại keo dán gỗ phổ biến: Keo sữa dán gỗ; Keo dán gỗ A-B – Hay còn gọi là keo Epoxy; Keo dán gỗ CA (Cyanoacrylates); Keo dán gỗ PU (Polyurethanes),…
Tại sao cần chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 16/2022/TT-BNNPTNT – Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ QCVN 03-01:2022/BNNPTNT. Theo đó, kể từ ngày 25/04/2023, các tổ chức, cá nhân sản xuất keo dán gỗ trong nước phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại QCVN 03-01:2023/BNNPTNT về hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ không vượt quá 1,4% theo khối lượng.
Đối tượng bắt buộc áp dụng:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lưu thông, lưu trữ và sử dụng keo dán gỗ.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân liên quan trong quản lý chất lượng keo dán gỗ.
Phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Chứng nhận hợp quy thực hiện theo phương thức 5:
- Áp dụng cho nhà sản xuất có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm keo dán gỗ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
- Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 03 năm, kể từ ngày ký.
Chứng nhận hợp quy thực hiện theo phương thức 7:
- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, lô hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm, lô hàng hóa.
- Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.
Chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- Phải ghi nhãn và công bố đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cho tất cả các bao gói sản phẩm. Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa.
- Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao, kiện, thùng); vận chuyển, bảo quản được nêu trong tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm đó.
Quy trình tư vấn chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và xem xét thông tin đăng ký tư vấn chứng nhận hợp quy sản phẩm
Bước 2: Khảo sát, đánh giá sơ bộ
Bước 3: Đào tạo, hướng dẫn áp dụng theo quy chuẩn Quốc gia
Bước 4: Tổ chức đánh giá nội bộ
Bước 5: Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp quy keo dán gỗ và duy trì hệ thống
- Chứng nhận hợp quy có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp).
- Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
- Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Quy trình công bố chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Hồ sơ công bố hợp quy:
- Bản công bố hợp quy
- Bản mô tả chung về sản phẩm
- Chứng chỉ chứng nhận hợp quy
Trình tự công bố hợp quy:
Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 03-01:2022/BNNPTNT
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghệp và Phát triển Nông thôn
Nếu bạn đang quan tâm đến chứng nhận hợp quy keo dán gỗ, thì chúng tôi hy vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy keo dán gỗ là gì? Quy chuẩn áp dụng hiện hành về keo dán gỗ. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần tìm một đơn vị tư vấn chứng nhận hợp quy keo dán gỗ uy tín thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Chất Lượng Việt nhé!