Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Thức ăn thủy sản thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Thức ăn thủy sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng rất khó khăn nên quy định công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho các sản phẩm thuộc ngành này là rất cần thiết. Quá trình chứng nhận cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Tại sao cần công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?
Hiện nay, thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta. Vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu. Thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, kiểm soát thức ăn thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng. Tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý; qua đó thức ăn được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Các quy chuẩn về thức ăn thủy sản tương ứng
- Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.
- Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.
- Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.
– Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
– Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
– Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Phạm vi chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản
- Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi
- Thức ăn hỗ hợp cho tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú
- Thức ăn hỗn hợp các vược và cá giò
Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn thủy sản
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh…)
- Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định;
- Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất; kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh…)
- Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn thủy sản;
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (ISO 22000, HACCP) trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (ISO 22000, HACCP);
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Lưu ý:Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét; đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng. Đồng thời, để công bố hợp quy, sản phẩm phải được chứng nhận hợp quy.
Trình tự công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).