Giấy chứng nhận GlobalGAP là bằng chứng về việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt và đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
GlobalGAP là gì?
GlobalGAP (tên đầy đủ: Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
GlobalGAP có 252 tiêu chí, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%; 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% vẫn có thể được chấp nhận; và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.
Chứng nhận GlobalGAP
Để đạt giấy chứng nhận GlobalGAP, người sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn làm sạch từ nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước, chọn giống cây, vật nuôi sạch bệnh; vật tư sản xuất cũng phải được đảm bảo.
Ngoài ra, những người liên quan phải ghi chép nhật ký sản xuất. Ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản đế phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy xuất được nguồn gốc.
Lợi ích của việc chứng nhận GlobalGAP
Đây được xem là một tiêu chuẩn rất đáng tin cậy trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại hay thủy sản. Và dưới đây là lợi ích chủ yếu của chứng nhận GlobalGAP:
- Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn đã được công nhận.
- Tiếp cận được các khách hàng, nhà cung ứng và nhà bán lẽ ở cả trong nước và nước ngoài.
- Giảm rủi ro ảnh hưởng đến uy tín, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
- Tăng cường hiệu quả của các quy trình và hoạt động quản lý nông trại.
- Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch.
- Cho hiệu quả năng suất thu hoạch cao.
Quy trình đăng ký giấy chứng nhận GlobalGAP
Để được chứng nhận GlobalGAP ta phải thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Tham khảo tài liệu và các danh mục liên quan của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
Bước 2: So sánh và lựa chọn gói dịch vụ của các cơ quan chứng nhận GlobalGAP ở Việt Nam để nhận số GGN cho sản phẩm cần được chứng nhận.
Bước 3: Nhà sản xuất dựa vào các danh mục của tiêu chuẩn GlobalGAP để tự đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhằm giúp quy trình kiểm tra thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhà sản xuất có thể liên hệ với tổ chức bảo trợ nông nghiệp được cấp phép GlobalGAP. Đây là những nhà chuyên môn được đào tạo và đã được cấp phép chứng chỉ hành nghề. Có thể hỗ trợ nhà sản xuất trong suốt quá trình kiểm tra.
Bước 4: Liên hệ với cơ quan được cấp phép chứng nhận GlobalGAP tại Việt Nam. Sau đó, có thanh tra từ phía cơ quan chức năng đến nông trại để thực hiện cuộc kiểm tra tại chỗ.
Bước 5: Sau khi đáp ứng các yêu cầu, nhà sản xuất sẽ nhận được Chứng chỉ GlobalGAP. Và bộ Tiêu chuẩn GlobalGAP này có giá trị tương ứng trong 1 năm.
Liên hệ Chất Lượng Việt để được tư vấn miễn phí. Hotline: 0901.981.789