GlobalGAP thủy sản

Việt Nam là một trong 4 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Để các sản phẩm thủy sản của Việt Nam làm ra dễ thâm nhập vào các thị trường trên thế giới thì việc sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là một yêu cầu cấp thiết. Thế nên việc áp dụng GlobalGAP – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu vào quy trình sản xuất thủy sản đang trở thành vấn đề cấp bách, nhất là các đơn vị nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực cung cấp lượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của cả nước.

globalgap-thuy-san

Tiêu chuẩn GlobalGAP thủy sản là gì?

  • GlobalGAP (tên đầy đủ: Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trên phạm vi toàn cầu.
  • Đây là tiêu chuẩn trước cổng trại, việc chứng nhận bao hàm toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. Từ đầu vào trang trại như thức ăn, giống, hoạt động nuôi trồng cho đến khi rời khỏi trang trại.
  • GlobalGAP thủy sản là tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu áp dụng trong lĩnh vực thủy sản.

Đối tượng nào cần chứng nhận GlobalGAP?

GlobalGAP đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc. Do hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay yêu cầu phải có chứng nhận này. Bởi GlobalGAP là một minh chứng cho việc áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt. Các nhà sản xuất nông nghiệp và chủ trang trại vật nuôi/thủy sản cung cấp cho việc sản xuất ra thực phẩm cho con người tiêu thụ cần có chứng nhận GlobalGAP. Không có chứng nhận này, các sản phẩm của họ sẽ không được các nhà bán lẻ lựa chọn. Thêm vào đó, những nhà xuất khẩu sang Châu Âu và nhiều thị trường khác (Châu Á và Châu Mỹ) cũng cần áp dụng theo các tiêu chuẩn sản xuất được xác định bởi chứng nhận GlobalGAP.

globalgap-thuy-san

Sẽ có 4 phương thức chứng nhận GlobalGAP:

  • Phương thức 1: Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
  • Phương thức 2: Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GlobalGAP để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.
  • Phương thức 3: Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GlobalGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
  • Phương thức 4: Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận GlobalGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc chứng nhận chỉ có thể được tiến hành theo phương thức 1 hoặc 2; bởi vì chúng ta chưa có một tiêu chuẩn đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức so sánh.

Quy trình chứng nhận GlobalGAP thủy sản

Bước 1: Xác định phạm vi chứng nhận

Bước 2: Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý

Bước 3: Đánh giá thử nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của trang trại

Bước 4: Đánh giá nội bộ

Bước 5: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận

* Lưu ý: Chứng nhận GlobalGAP có hiệu lực 01 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận. Thực hiện tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.

Lợi ích chủ yếu của tiêu chuẩn GlobalGAP thủy sản

  • Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
  • Cơ hội dễ dàng thâm nhập vào siêu thị, nhà hàng cao cấp; hay xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu khó tính như EU, Nhật Bản… khi sản phẩm thủy sản được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

globalgap-thuy-sanSản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP có cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn 

  • Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
  • Gia tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.
  • Áp dụng đúng quy trình thực hiện cải tiến liên tục; tạo lập một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững
  • Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững.

Tin liên quan: Quy trình tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP

Tin tức liên quan

0901981789