Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, việc thay đổi một số nội dung trên giấy phép kinh doanh để phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại là vấn đề thường gặp ở tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý do không có kinh nghiệm… dẫn đến tốn nhiều thời gian và chi phí không cần thiết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chúng tôi xin chia sẽ đến các bạn thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh đảm bảo sự thay đổi kịp thời, an toàn, đúng luật.

thu-tuc-thay-doi-dang-ky-kinh-doanh

Những nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh, bạn cần xác định rõ nội dung sẽ thay đổi. Bởi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có khá nhiều nội dung. Và quá trình này nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mà còn quyết định đến thủ tục, lệ phí mà công ty có nghĩa vụ thực hiện.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nội dung thay đổi cơ bản như sau:

  • Thay đổi tên công ty bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp.
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác. Thực hiện đồng thời thay đổi địa chỉ nhận thông báo thuế.

thu-tuc-thay-doi-dang-ky-kinh-doanh Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty

  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh: rút ngành nghề hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh có trong hệ thông mã ngành kinh tế Việt Nam.
  • Thay đổi vốn điều lệ: tăng/giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật, cập nhật thông tin người đại diện pháp luật.
  • Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty.
  • Thay đổi con dấu công ty.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một lần.

Thay đổi các nội dung khó, phức tạp hơn

  • Thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ hay tăng vốn điều lệ công ty lên trên 100 tỷ đồng.
  • Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh khó hoặc ngành nghề không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
  • Thay đổi chủ sở hữu công ty hoặc thay đổi toàn bộ thành viên công ty.
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang cổ phần và ngược lại. Hoặc từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại.

Thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật

Khi đã xác định nội dung đăng ký giấy phép kinh doanh cần phải thay đổi, nội bộ doanh nghiệp sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Nếu trường hợp các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 52 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:

  • Quá hạn thông báo từ 01 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
  • Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.

Doanh nghiệp phải xác định rõ việc thực hiện thông báo là bắt buộc. Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục này. Hoặc người đại diện theo pháp luật cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện.

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận thông báo từ Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đăng ký được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký không được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Thông báo công khai những thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia.

Có thay đổi con dấu doanh nghiệp khi thay đổi giấy phép kinh doanh?

– Phải thay đổi con dấu trong các trường hợp thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh mà dẫn đến thay đổi thông tin trên con dấu như: Mã số thuế, tên công ty bị thay đổi, thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện.

thu-tuc-thay-doi-dang-ky-kinh-doanhThay đổi thông tin con dấu pháp nhân

– Do vậy khi khắc dấu các công ty nên không ghi nhận quận, huyện vào như mẫu dấu cũ. Mục đích để tránh khi chuyển trụ sở khác quận lại phải đổi con dấu công ty.

– Ngoài ra đối với các công ty đã thành lập từ lâu mà trên giấy phép kinh doanh có số chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với mã số thuế thi khi thay đổi giấy phép bắt buộc phải cập nhật mã số thuế vào GPKD nên phải đổi con dấu theo thông tin đó.

– Hiện tại theo quy định mới nhất của luật thì doanh nghiệp được quyền khắc mới. Và sử dụng nhiều con dấu để đáp ứng được cho nhiều địa điểm cần sử dụng con dấu. Đây là điểm tích cực nổi bật của luật doanh nghiệp mới nhất.

Công bố thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia

Khi thay đổi giấy phép kinh doanh hay đăng ký mới giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp cần bắt buộc làm thủ tục công bố. Thựa hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện sẽ chịu mức xử phạt. Xử phạt vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điều trên.

Tin tức liên quan

0901981789