Thực phẩm Organic là gì?

Thực phẩm Organic là gì? Xuất hiện trong thời gian gần đây thực phẩm hữu cơ – Organic như là cứu cánh của nhiều bà nội trợ Việt Nam. Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm hữu cơ sẽ mang lại một sự đảm bảo cho sức khỏe tốt hơn, nhưng hiểu như thế nào là đúng? Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi này với bài viết dưới đây.

Thực phẩm organic – Thực phẩm hữu cơ là gì?

  • Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm
  • Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học
  • Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs)
  • Không thuốc kháng sinh
  • Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng
  • Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt

thuc-pham-organic-la-giThực phẩm Organic là gì?

Nói cách khác, thực phẩm hữu cơ hướng đến cách những sản phẩm nông nghiệp được trồng và phát triển. Cây trồng hữu cơ phải được trồng mà không sử dụng hóa chất tổng hợp. Hay biến đổi Gen (GMO), phân bón hóa học hay nước thải, bùn cống… Còn đối với chăn nuôi hữu cơ để lấy thịt, trứng, sữa, hay mật,… Thì động vật phải đảm bảo chăn thả ngoài trời và ăn bằng thức ăn hữu cơ. Không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng.

Thực phẩm hữu cơ có những loại nào?

Thực phẩm organic cũng chia làm hai loại: thực vậtđộng vật.

Điểm chung của thực phẩm organic là quá trình chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ, kì công và một cách tự nhiên hóa.

Các loại rau, quả: được nuôi trồng bằng phân bón thiên nhiên (phân bón hữu cơ). Phòng trừ sâu bệnh bằng những cách thủ công truyền thống.

Thịt, trứng, sữa: Theo một chuỗi thức ăn, gia súc được cho ăn rau cỏ organic. Không ăn thực phẩm GMO, không tiêm thuốc tăng trưởng. Ngừa bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên thả rông ngoài tự nhiên.

Những điểm khác nhau giữa thực phẩm Organic và thực phẩm thông thường

thuc-pham-organic-la-gi

Khi mà người trồng rau chia làm 2 luống, bên bán bên ăn. Người nuôi tôm bắt đầu bơm tạp chất vào tôm để tăng lợi nhuận. Từng ngày “giết” sức khỏe của đồng loại “chết dần chết mòn” theo thời gian… Đó là lúc người ta bắt đầu quan tâm và hỏi nhau rằng thực phẩm hữu cơ là gì?

Như vậy điểm khác biệt đầu tiên của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường chính là độ an toàn hay nói cách khác, thực phẩm hữu cơ xuất hiện như “cứu cánh” cho nỗi lo “ăn gì mới không có hóa chất?”.

Nếu đặt trường hợp thực phẩm thông thường sử dụng hóa chất ở ngưỡng quy định, mọi thứ ở ngưỡng an toàn thì thực phẩm hữu cơ vẫn có những điểm công vượt trội.

1. Thực phẩm Organic bổ dưỡng hơn

  • Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào về việc sử dụng thực phẩm hữu cơ có lợi hơn thực phẩm thông thường ở ngưỡng an toàn. Tuy nhiên có khá nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ thường cao hơn.
  • Cụ thể, hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực phẩm hữu cơ cao hơn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây bệnh, nhất là ung thư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ có khả năng làm tăng hệ miễn dịch ở các vật nuôi.
  • Các nghiên cứu quan sát cho thấy có mối liên quan giữa thực phẩm hữu cơ với việc giảm nguy cơ dị ứng và bệnh chàm ở trẻ em cũng như trẻ sơ sinh.

2. Mức độ nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn

  • Nồng độ nitrat trong thực phẩm cao là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Chúng cũng ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể của trẻ em.
  • Các nghiên cứu đã chứng minh được mức độ nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn 30% so với cây trồng thông thường.

3. Sữa, thịt hữu cơ chứa axit béo có lợi cao hơn

  • Cụ thể, sữa và các sản phẩm từ sữa hữu cơ chứa axit béo omega – 3 cao hơn, lượng sắt, vitamin E và một số carotenoids cao hơn tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

4. Nông trại hữu cơ còn là mô hình nhằm cân bằng hệ sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học

  • Nông trại hữu cơ không đơn thuần chỉ là một phương pháp nuôi trồng cây cối và vật nuôi không có sự can thiệp của hóa chất (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hormone tăng trưởng, chất kích thích…) bằng việc sử dụng phân bón tự nhiên.
  • Thêm vào đó, đây còn là một hệ thống toàn diện khi được thiết kế nhằm tối ưu hóa năng suất hệ sinh thái nông nghiệp (cải thiện nguồn đất, bảo vệ nguồn nước).
  • Đơn giản hơn thì đây là mô hình nông trại lý tưởng khi tất cả các yếu tố như sinh vật, thực vật, vật nuôi, kể cả con người đều được hình thành và phát triển trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, theo quy luật tự nhiên.

5. Thực phẩm hữu cơ khác thực phẩm sạch

  • Có một sự thật là nhiều người vẫn đang nhầm tưởng rằng thực phẩm được sản xuất theo phương pháp đạt “chuẩn” được cấp các chứng nhận nghĩa là thực phẩm hữu cơ, mà quên mất thị trường thực phẩm nước ta còn có các khái niệm “thực phẩm sạch” “của nhà trồng”…
  • Thực phẩm sạch hay còn gọi là thực phẩm an toàn, ví như VietGAP là những thực phẩm được nuôi trồng theo chuẩn VietGAP, vẫn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nhưng ở ngưỡng an toàn, và được cho phép.
  • Ngoài ra, cũng cần tránh nhầm lẫn giữa “thực phẩm hữu cơ” và thực phẩm “nhà làm” nghĩa là rau tự trồng, vật nuôi tự nuôi, bởi thực phẩm hữu cơ yêu cầu cao về chất lượng đất và nguồn nước.

thuc-pham-organic-la-gi

6. Thực phẩm hữu cơ không phải “dùng càng nhiều càng tốt”

  • Thực tế, thực phẩm hữu cơ an toàn, song một số thực phẩm chế biến vẫn có nguy cơ có hàm lượng calo, đường, muối, chất béo cao. Do đó, nếu bạn đang có ý định giảm cân và nghĩ ăn bao nhiêu thực phẩm hữu cơ cũng được thì bạn đã nhầm.

Làm thế nào để biết đâu là thực phẩm Organic – thực phẩm hữu cơ?

Là một người tiêu dùng thông minh, bạn cần phải hiểu rõ những sản phẩm mà mình đã lựa chọn. Các thực phẩm hữu cơ organic để có thể sử dụng nhãn chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. Phải trải qua quy trình kiểm tra, phê duyệt nghiêm ngặt. Đó là lý do bạn cần nắm rõ những nhãn hiệu dán trên thực phẩm hữu cơ, thực phẩm organic để tránh sự nhầm lẫn và có sự lựa chọn thực phẩm thật đúng đắn.

thuc-pham-organic-la-giNhãn sản phẩm Organic

Thực phẩm hữu cơ – thực phẩm organic hiện được ghi dựa trên 4 cấp bậc: (theo tiêu chuẩn USDA)

  • 100% hữu cơ: Sản phẩm được làm hoàn toàn từ các thành phần hữu cơ
  • Hữu cơ: Sản phẩm chứa ít nhất 95% thành phần là hữu cơ
  • Được làm bằng hữu cơ: Ít nhất 70% thành phần là hữu cơ.

Mỗi chuẩn hữu cơ sẽ có những quy định riêng, chính vì thế muốn biết thực phẩm bạn cầm trên tay có phải là thực phẩm hữu cơ hay không, bạn cần tìm hiểu kỹ về các quy định đó.

Một số tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ tại từng quốc gia phổ biến:

  • Úc: NASAA tiêu chuẩn hữu cơ
  • Canada
  • Liên minh Châu Âu: EU- Eco
  • India: NPOP (National program for Organic Production): chương trình quốc tế cho sản phẩm hữu cơ
  • Indonesia: BIOCert, bởi Bộ nông nghiệp của Indonesia
  • Japan: Tiêu chuẩn JAS
  • Mỹ: tiêu chuẩn hữu cơ theo chương trình quốc tế (NOP) – chứng nhận USDA.

Thực phẩm hữu cơ Organic là gì? Giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường có điểm gì khác nhau? Hy vọng những thông tin ở trên sẽ hữu ích cho các bạn.

Tin tức liên quan

0901981789