Tiêu chuẩn GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về trang trại dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Bạn có đồng ý với chúng tôi: khi sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP điều này chứng minh rằng sản phẩm đó đã đạt được mức độ chấp nhận về an toàn và chất lượng. Đồng thời, chứng chỉ GlobalGAP cũng chứng minh cho quá trình sản xuất sản phẩm là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, môi trường.
Đây là lý do tại sao tiêu chuẩn GlobalGAP trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, bạn đã biết:
- Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
- Chứng chỉ GlobalGAP có ý nghĩa thực sự như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?
- Các yêu cầu đối với doanh nghiệp khi thực hành áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
- Quy trình chứng nhận GlobalGAP được thực hiện ra sao?
- Các tổ chức chứng nhận GlobalGAP hiện nay.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp mọi thứ bạn cần biết về bộ tiêu chuẩn toàn cầu tiêu chuẩn GlobalGAP. Bắt đầu, cùng tìm hiểu nhé!.
Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?
GlobalGAP (viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice) – Tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP là tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) là tất cả các tiêu chuẩn do quốc gia, nhóm quốc gia, tổ chức quy định mục đích để chỉ dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, sức khoẻ, an sinh xã hội cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn GlobalGAP đánh giá toàn bộ các quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào như thức ăn, giống đến các hoạt động của khâu nuôi trồng cho đến khi sản phẩm rời khỏi trang trại.
Có 252 tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn GlobalGAP, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.
Hiện nay có hơn 135 quốc gia đã và đang áp dụng tiêu chuẩn GlaobalGAP trên toàn thế giới.
Phân ngành trong chứng nhận GlobalGAP
Tại sao cần chứng nhận GlobalGAP?
- Chứng nhận GlobalGAP được thừa nhận bởi GFSI.
- Đây là tiêu chuẩn tự nguyện. Tiêu chuẩn rộng rãi toàn cầu để đảm bảo an toàn và bền vững của nông nghiệp.
- Kết nối toàn cầu giữa nông dân và chủ sở hữu thương hiệu trong sản xuất và quảng bá thực phẩm an toàn – “tái đảm bảo” cho người tiêu dùng.
- Đặt nền tảng để bảo vệ tài nguyên khang hiếm với lời hứa cho một tương lai bền vững.
- Canh tác tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế: Mục đích chính của tiêu chuẩn GlobalGAP là chứng minh giá trị sản phẩm đến với khách hàng về việc các sản phẩm của bạn được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
- Tăng độ tin cậy cho sản phẩm: khi sản phẩm của bạn được đánh giá đảm bảo về an toàn chất lượng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng và đối tác. Nhờ đó sản phẩm của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn so với những mặt hàng cùng loại khác.
- Tăng trưởng xuất khẩu, cơ hội thâm nhập thị trường cao.
- Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Các yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP
1. Giám sát an toàn thực phẩm
Một trong những yêu cầu quan trọng của GlobalGAP mà doanh nghiệp bạn phải thực hiện đó là xây dựng hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi sản xuất. Bắt đầu từ khâu xây dựng nông trại canh tác đến nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản.
Ví dụ như: bạn phải có biện pháp xử lý môi trường đất bị ô nhiễm, làm sạch nguồn nước, chú trọng chất lượng giống cây trồng – giống vật nuôi đảm bảo giống không mang mầm bệnh. Hay về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những loại thuốc trong có danh mục được phép sử dụng, thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
2. Ghi chép nhật ký sản xuất
Một yêu cầu nữa của GlobalGAP chính là bạn phải thực hiện ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất theo danh mục sản phẩm hoặc lô sản phẩm. Bắt đầu từ khâu gieo giống đến khi thu hoạch và bảo quản.
Mục đích để bạn có thể phòng ngừa khi xảy ra sự cố về lô sản phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy xuất được nguồn gốc. Vì hiện nay, hầu hết sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy xuất được nguồn gốc.
3. Đảm bảo an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là yếu tố cốt lõi của tiêu chuẩn GlobalGAP, yêu cầu sản phẩm khi lưu hành trên thị tường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Và bên cạnh đó tiêu chuẩn cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Tất cả những người tham gia trong chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn đều phảo có trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép chi tiết và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.
Quy trình chứng nhận GlobalGAP
Bước 1: Khảo sát điều kiện ban đầu
Trước khi bắt đầu dự án, chuyên gia tư vấn sẽ đến khảo sát trực tiếp và thu thập đầy đủ các thông tin mô tả khác nhau liên quan đến vùng trồng cần chứng nhận Global GAP.
- Vị trí nông trại sản xuất
- Cơ sở vật chất hạ tầng nông trại
- Hệ thống vệ sinh
- Nhân sự
Bước 2: Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Xây dựng hệ thống tài liệu là bước quan trọng trong quy trình tư vấn chứng nhận GlobalGAP cơ bản giúp doanh nghiệp có nền tảng để thực hành áp dụng.
- Xây dựng kế hoạch HACCP
- Xây dựng sổ tây chất lượng
- Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ
- Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
- Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
- Xây dựng quy trình đào tạo
- Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
- Xây dựng quy trình sản xuất
- Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
- Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
- Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
- Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
Bước 3: Áp dụng vào quá trình sản xuất
- Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất.
- Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ.
Bước 4: Đánh giá nội bộ
Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
- Làm việc với chủ cơ sở sản xuất
- Lập danh sách các cơ sở đánh giá
- Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…)
- Kiểm tra hồ sơ ghi chép
- Kiểm tra cơ sở sản xuất
- Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban GlobalGAP (nhận xét, đề nghị)
- Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát hiện chưa phù hợp)
Bước 5: Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận GlobalGAP
- Cấp giấy chứng nhận GlobalGAP (còn gọi là chứng chỉ GlobalGAP)
- Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 01 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận
- Tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.
Các tổ chức chứng nhận GlobalGAP uy tín tại Việt Nam
- GlobalGAP
- Bureau Veritas – Tổ chức chứng nhận của Anh
- Tổ chức chứng nhận SGS
Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và chất lượng về khái niệm Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì và những lợi ích mà chúng mang lại. Cũng như nắm được quy trình cấp chứng nhận GlobalGAP.