Tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong

VietGAHP chăn nuôi (VietGAHP – Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Vậy nuôi ong có áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn này không? Quy trình xin giấy chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong theo tiêu chuẩn này được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hành chăn nuôi ong theo tiêu chuẩn VietGAHP an toàn

Áp dụng VietGAHP chăn nuôi là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của sản phẩm, thực phẩm chăn nuôi Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho ong an toàn.

tu-van-chung-nhan-vietgahp-chan-nuoi-ongChứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong

#1. Địa điểm

Địa điểm nuôi ong phải ở nơi có không gian rộng rãi, trong sạch. Không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, hóa chất độc hại của các nguồn gâu ô nhiễm, khu chứa nước thải, cống rãnh, nhà vệ sinh công cộng và trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tránh đặt ong gần các cơ sở chế biến đường thủ công, các nhà máu chế biến đường, bánh kẹo nước ngọt.

Địa điểm nuôi ong cần đặt tại khu vực có nhiều nguồn cung cấp mật, phấn hoa, tránh các khu vực mà nguồn cung cấp phấn hoa có nguy cơ ô nhiễm hóa chất.

Thùng ong phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát đảm bảo vệ sinh.

tu-van-chung-nhan-vietgahp-chan-nuoi-ongĐịa điểm thùng ong phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát đảm bảo vệ sinh

#2. Giống, đàn ong và quy trình nuôi dưỡng

Có nguồn gốc rõ ràng

Thế đàn: Có tối thiểu 3 cầu ong tiêu chuẩn đối với ong nội và 6 cầu ong tiêu chuẩn đối với ong ngoại.

Phải có quy trình nuôi dưỡng cho từng giống ong và thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng ong.

#3. Thức ăn và nước uống bổ sung

Thức ăn bổ sung phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ thành phần và hàm lượng; không gây tồn dư kim loại nặng, thuốc kháng sinh, aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất cấm trong sản phẩm của ong.

Nước uống bổ sung phải đảm bảo an toàn cho đàn ong.

#4. Trang thiết bị và dụng cụ nuôi ong

Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi ong và khai thác sản phẩm ong. Các dụng cụ trên phải được làm từ các vật liệu không gây độc hại, ô nhiễm cho ong và các sản phẩm ong.

Dụng cụ nuôi ong và khai thác sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi khô ráo sạch sẽ.

#5. Quản lý dịch bệnh

Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong.

Có hồ sơ theo dõi đàn ong về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị, lô thuốc, liều lượng, thời hạn ngừng sử dụng.

tu-van-chung-nhan-vietgahp-chan-nuoi-ong

Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong Danh mục quy định được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành.

Khi phát hiện đàn ong có dịch bệnh phải báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng nuôi ong.

#6. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

Chất thải phải được thu gom và xử lý.

Kiểm soát côn trùng và dịch hạn khác.

Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như ong vò vẽ, sâu ăn sáp, kiến, mối, gián, nhện và các côn trùng làm hại ong.

#7. Quản lý nhân sự

Người nuôi ong phải được tập huấn về kỹ thuật nuôi ong và các quy định về an toàn thực phẩm.

Người nuôi ong phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và được khám sức khỏe định kỳ.

#8. Ghi chép, lưu hồ sơ để truy xuất nguồn gốc

Hệ thống sổ sách ghi chép của cơ sở phải thực hiện theo biểu mẫu kèm theo để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm sau này.

Các loại giấy tờ liên quan, sổ ghi chép phải được lưu tại cơ sở ít nhất 2 năm kể từ khi ong và sản phẩm ong được bán hoặc đàn ong được chuyển đi nới khác.

#9. Kiểm tra nội bộ

Cơ sở nuôi ong phải tiến hành tự đánh giá ít nhất mỗi năm một lần theo tiêu chí của bảng kiểm tra đánh giá.

Chủ cơ sở nuôi ong phải tổng kết kết quả tự đánh giá và lưu hồ sơ tại cơ sở.

#10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Cơ sở nuôi ong phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu

Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức, cá nhân nuôi ong phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết và lưu hồ sơ.

Quy trình tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong

Có một điều quan trọng cần ghi nhớ. Để đạt được giấy chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong, cơ sở của bạn cần phải trải qua giai đoạn được tư vấn, hướng dẫn áp dụng và duy trì tiêu chuẩn VietGAHP, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 bước Quy trình tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi hiệu quả 2022 này nhé!

Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi

Đầu tiên, bạn liên hệ Chất Lượng Việt để đăng ký tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong.

Bước 2: Tư vấn xây dựng và hướng dẫn áp dụng

Sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, Chất Lượng Việt sẽ tiến hành thực hiện quá trình tư vấn áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAHP chăn nuôi.

  • Khảo sát toàn bộ trại nuôi, tiếp nhận thông tin về: khu vực tổ ong, ong giống, kế hoạch phòng bệnh chữa bệnh, quản lý cơ sở chăn nuôi, quản lý phân và nước thải,…Xem xét các nội dung nào chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, Chất Lượng Việt sẽ hướng dẫn đơn vị chỉnh sửa, bổ sung.
  • Đào tạo nhận thức về chăn nuôi theo VietGAHP cho toàn thể cán bộ, nhân viên của cơ sở và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn cho Ban quản lý của cơ sở.
  • Xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ chăn nuôi đáp ứng theo quy định của tiêu chuẩn VietGAHP.
  • Hướng dẫn đơn vị áp dụng, ghi chép nhận ký chăn nuôi ong theo VietGAHP.
  • Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá.

Bước 3: Đăng ký đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong

Chất Lượng Việt hỗ trợ cơ sở liên hệ với Tổ chức chứng nhận để thực hiện việc đăng ký chứng nhận theo VietGAHP chăn nuôi ong. Hoặc cơ sở có thể tự lựa chọn và đăng ký với Tổ chức chứng nhận mình mong muốn.

Bước 4: Tiến hành đánh giá

Đoàn đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại cơ sở. Xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, yêu cầu khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành việc đánh giá và khắc phục các điểm không phù hợp sau đánh giá (nếu có) đơn vị sẽ được cấp giấy chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ong và cho phép đơn vị sử dụng dấu VietGAHP.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về tiêu chuẩn VietGAHP chăn nuôi, quy trình thực hành chăn nuôi ong theo VietGAHP, các bước tư vấn cấp chứng nhận VietGAHP chăn nuôi. Bạn có thể tham khảo trong bài viết nhé. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến VietGAHP chăn nuôi và cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAHP chăn nuôi uy tín, hãy liên hệ Chất Lượng Việt theo Hotline: 0901981789 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Tin tức liên quan

0901981789