Tại Việt Nam bộ Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 là tiêu chuẩn dành cho tổ chức sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Chứng nhận hữu cơ là một tiêu chuẩn góp phần đảm bảo tính giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa. Chứng nhận hữu cơ Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn và cần nhiều giải pháp hỗ trợ của nhà nước.
Chứng nhận hữu cơ Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 áp dụng cho nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn dành cho nông trại áp dụng để có thể đáp ứng các yêu cầu chứng nhận hữu cơ Việt Nam gồm có:
- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041 -3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,
- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,
- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,
- TCVN 11041 -7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,
- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ,
- TCVN 11041-9:2023, Phần 9: Mật ong hữu cơ,
- TCVN 11041 -10:2023, Phần 10: Rong biển hữu cơ,
- TCVN 11041-11:2023, Phần 11: Nấm hữu cơ,
- TCVN 11041-12:2023, Phần 12: Rau mầm hữu cơ,
- TCVN 11041-13:2023, Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và trong thùng chứa.
> Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ là gì?
11 Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam cơ bản bao gồm:
- Nguồn nước sử dụng trong canh tác phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942: 1995).
- Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm.
- Lưu ý các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hay chất tổng hợp kích thích sinh trưởng đều bị cấm sử dụng, chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký cơ quan có thẩm quyền và được chấp thuận.
- Cấm sử dụng phân người, phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
- Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
- Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ.
Các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hay chất tổng hợp kích thích sinh trưởng đều bị cấm sử dụng
- Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
- Cấm sử dụng tất cả vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
- Không được phép sản xuất song song: các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng trong ruộng thông thường.
- Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh.
- Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch, sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.
Tham khảo: 05 nguyên tắt sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP
Quy trình chứng nhận hữu cơ Việt Nam
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 2: Thực hiện xem xét đánh giá
Bước 3: Đánh giá chứng nhận
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ
Bước 7: Chứng nhận lại
Chứng nhận hữu cơ Việt Nam mang lại lợi ích gì?
Đối với nhà sản xuất, Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam mang lại giá trị cao cho sản phẩm từ trang trại. Giúp sản phẩm dễ dàng đến được các thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về thực phẩm an toàn và sạch.
Việc thực hiện và chứng nhận còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi tại đó.
Ngoài ra, áp dụng và được chứng nhận hữu cơ Việt Nam cũng là một cam kết của nhà sản xuất về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tối đa rác thải, bảo vệ nguồn đất, nước, vi sinh vật và hệ sinh thái. Giúp con người phát triển hài hòa và bền vững với thiên nhiên.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam – trồng trọt hữu cơ, quý khách vui lòng liên hệ Chất Lượng Việt. Hotline: 0901.981.789