Việt Nam, với thế mạnh là một nước nông nghiệp, các mặt hàng nông sản Việt luôn có chất lượng cao và số lượng lớn. Để mở rộng thị trường kinh doanh cũng như tăng trưởng xuất khẩu. Mở rộng thị trường kinh doanh cũng như tăng trưởng xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa nông sản là một lựa chọn sáng suốt đây là hướng đi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay và chưa biết những thủ tục để xuất khẩu nông sản được thực hiện như thế nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Điều kiện xuất khẩu nông sản là gì?
Nông sản là một trong những sản phẩm được phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi nước sẽ có chính sách khác nhau về việc nhập khẩu những loại nông sản nào. Vì thế, nếu doanh nghiệp bạn đang có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa nông sản, hãy tìm hiểu kỹ chính sách nhập khẩu ở thị trường mà bạn nhắm tới trước.
Quy trình xuất khẩu nông sản
1. Kiểm tra trước yêu cầu của nước nhập khẩu
Các tiêu chuẩn nông sản ở các nước sẽ khác biệt với thị trường nội địa. Hãy tìm hiểu các quy chuẩn này từ khi bạn bắt đầu gieo trồng. Để đảm bảo nguồn ra tốt khi nông sản được thu hoạch.
Tuy nhiên, đến giai đoạn thu hoạch chuẩn bị xuất khẩu, bạn vẫn cần kiểm chứng lại. Vì các quy trình, thủ tục có thể thay đổi theo thời gian. Kiểm tra trước sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối sau này, ví dụ như hàng bị từ chối nhập cảnh và bạn phải chịu phí vận chuyển về nước.
2. Thủ tục kiểm dịch và nhập khẩu nông sản
Cũng như những loại mặt hàng khác, nông sản cũng là một loại thực phẩm, vì thế cần được kiểm định chất lượng để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Những thủ tục kiểm dịch cần có như:
- Sản phẩm phải được chiếu xạ.
- Kiểm dịch thực vật.
- Nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt đủ tiêu chuẩn.
- Kiểm tra kỹ chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không? Những hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.
- Cách đóng gói, đóng thùng nông sản phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Giúp bảo quản nông sản tốt trong quá trình vận chuyển.
Nếu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bạn thuộc các loại nông sản lạnh, cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin sau:
- Thời gian thu hoạch nông sản.
- Tổng thời gian đóng hàng.
- Thời gian làm kiểm dịch thực vật.
- Tổng thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm C/O, hun trùng…
- Thời gian vận chuyển.
Các thông tin trên phải được ghi chép cẩn thận và khớp nhau.
3. Hồ sơ giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu nông sản
Khi xuất khẩu hàng nông sản, các bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:
- Hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn đỏ.
- Danh sách hàng.
- Chứng nhận chất lượng.
- Chứng nhận nguồn gốc.
- Giấy xác nhận hun trùng.
- Hợp đồng xuất khẩu nông sản.
Trong trường hợp nông sản bạn kinh doanh là hàng nhập về và sau đó xuất khẩu, thì bạn cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.
Các giấy tờ trên sau khi chuẩn bị sẵn sàng, sẽ được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn xuất khẩu lần đầu, bạn cần mời cán bộ về tận kho nông sản để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra.
Nếu doanh nghiệp bạn đã từng xuất khẩu trước đây, bạn chỉ cần mang mẫu nông sản cùng với hồ sơ lên đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, hãy đóng lệ phí với kế toán.
Xem thêm:
Cơ sở đóng gói sầu riêng: Làm thế nào đáp ứng yêu cầu kiểm tra trực tuyến của GACC?
Hướng dẫn 2 cách đăng ký mã số xuất khẩu GACC Trung Quốc (Trực tiếp và Online)
Phân loại thực phẩm và chi phí đăng ký GACC xuất khẩu Trung Quốc