Liên quan đến mã số xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (mã HS/QIC) theo Lệnh 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang loay hoay trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký mã số xuất khẩu.
Nắm được nhu cầu của khách hàng, Chất Lượng Việt đã tổng hợp bài viết hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký mã số xuất khẩu theo 2 hình thức là trực tiếp và online. Nếu bạn quan tâm chủ đề này hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây nhé!
Khó khăn gì khi đăng ký, vì sao doanh nghiệp vẫn đang loay hoay?
“Mã số xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc” là một yêu cầu bắt buộc của thị trường Trung Quốc.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Trung Quốc phản ánh một số vướng mắc như: doanh nghiệp chưa được cấp tài khoản truy cập khi xử lý hồ sơ trên hệ thống đã thao tác đúng nhưng một số trường hợp không hiển thị; một số doanh nghiệp và sản phẩm chưa thể làm thủ tục xuất khẩu do hệ thống hải quan Trung Quốc chưa hiển thị mã…
- Khi doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống để khai báo thì được thông báo tên đăng nhập và mật khẩu không chính xác. Mặc dù doanh nghiệp đã kiểm tra và cũng đã đăng nhập lại nhiều lần nhưng vẫn không thể vào tài khoản.
- Website đăng ký khó hiểu và khó sử dụng. Hiện nay, trang web mới hỗ trợ 2 ngôn ngữ là tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
- Mã HS của Việt Nam có 10 số, còn mã HS của Trung Quốc đến 13 số nên các doanh nghiệp rất lúng túng, không đăng ký được và không thể đăng ký đúng.
Hướng dẫn đăng ký mã số xuất khẩu Trung Quốc
Cách 1: Hướng dẫn đăng ký qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Bước 1: Doanh nghiệp xác định cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Bước 2: Thực hiện đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải đến kiểm tra doanh nghiệp, rà soát, đối chiếu thông tin, của doanh nghiệp, hiệu lực đăng ký
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam gửi danh sách doanh nghiệp và tài liệu liên quan tới Hải quan Trung Quốc thông qua đường ngoại giao
Bước 5: Hải quan Trung Quốc tiến hành rà soát đối chiếu, tiếp nhận đăng ký, sau đó cung cấp mã số tới cơ quan thẩm quyền hoặc doanh nghiệp Việt Nam
Bước 6: Doanh nghiệp dựa vào mã số do Hải quan Trung Quốc cấp để in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm.
Cách 2: Hướng dẫn tự đăng ký online
Doanh nghiệp có thể tự đăng ký online qua địa chỉ website: https://singlewindow.cn
Bước 1: Truy cập được link www.singlewindow.cn (Cổng 1 cửa thương mại Quốc tế Trung Quốc).
Sau khi truy cập, chúng ta chọn ứng dụng tiêu chuẩn -> Hệ thống quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản
- Đăng nhập vào tài khoản sẵn có
- Hoặc đăng ký tài khoản mới để truy cập hệ thống
Bước 3: Lựa chọn mặt hàng cần đăng ký
- Danh sách 18 mặt hàng do cơ quan thẩm quyền của nước sản xuất giới thiệu (không lựa chọn được)
- Danh sách các mặt hàng thuộc diện tự đăng ký hoặc ủy thác cho đại lý (có thể lựa chọn được)
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin cơ bản về doanh nghiệp
- Điền các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: quốc gia (khu vực); số đăng ký tại quốc gia (khu vực) do cơ quan có thẩm quyền cấp; tên doanh nghiệp; địa chỉ; thời gian xây dựng nhà máy/xưởng sản xuất; thông tin người đại diện pháp luật;…
- Tải lên bản chụp giấy tờ chứng minh doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh,…)
- Sản phẩm dự kiến xuất khẩu sang Trung Quốc: tên sản phẩm, số lượng kho, dung lượng kho (m3), năng lực sản xuất chế biến thiết kế, năng lực sản xuất chế biến thực tế, tải lên hình ảnh sản phẩm.
- Tình hình xuất khẩu trong 2 năm gần đây
Bước 5: Điền các thông tin về sản phẩm
- Nguồn gốc nguyên liệu, nguồn nước được sử dụng,…
Bước 6: Điền thông tin, ký đóng dấu vào mẫu tuyên bố của doanh nghiệp
- Tải về mẫu Tuyên bố
- Đính kèm tài liệu sau khi đã điền thông tin, ký đóng dấu và scan
Mẫu Tuyên bố doanh nghiệp sẽ có 2 ngôn ngữ là Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung
Bước 7: Kiểm tra lại thông tin và bấm gửi
Lưu ý: Kiểm tra đầy đủ, chính xác thông tin, đặc biệt là các file đính kèm; Chọn gửi tài liệu; Chờ phản hồi của hải quan Trung Quốc