03 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. Theo đó, từ 16/10/2019, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

03 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm

Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BYT (có hiệu lực từ 16/10/2019) quy định về nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, cụ thể như sau:

  • Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau; bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
  • Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.
  • Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các nguồn thông tin khác có liên quan.

06 nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc

Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành 02/02/2018 Luật an toàn thực phẩm quy định các tổ chức cá nhân hoạt động liên quan đến các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế đều bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Dưới đây là 06 nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc:

1. Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm

  • Nước uống đóng chai là các sản phẩm nước uống được cung cấp trên thị trường bằng hình thức đóng chai.
  • Nước khoáng thiên nhiên là loại nước được hình thành trong lòng đất, nước có chứa hàm lượng cao các nguyên tố, hợp chất khoáng và khí tự nhiên.
  • Đá thực phẩm bao gồm nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm. Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thực phẩm chức năng

nguyen-tac-truy-xuat-nguon-san-pham-thuc-phamThực phẩm chức năng (Hình minh họa)

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người; tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái; tăng sức đề kháng; giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

3. Các vi chất bổ sung vào thực phẩm

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin; chất khoáng; chất vi lượng nhằm phòng ngừa; khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể.

4. Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất; có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

nguyen-tac-truy-xuat-nguon-san-pham-thuc-phamHương liệu thực phẩm (Hình minh họa)

5. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó.

6. Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Viet Quality, để biết chi tiết hơn quý khách hàng có thể liên hệ ngay theo hotline 0901.981.789 để được tư vấn trực tiếp, tận tình.

> Xem thêm: Bắt buộc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm

Tin tức liên quan

0901981789