Quy trình tư vấn chứng nhận và đào tạo HACCP

Hiện nay việc xuất nhập khẩu thực phẩm được thực hiện một cách dễ dàng khiến cho chúng ta khó có thể yên tâm về nguồn gốc cũng như sự an toàn của chúng. Do đó chúng ta cần có một hệ thống các tiêu chuẩn và nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh được những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đây là lý do cho ra đời HACCP. HACCP – Hệ thống phân tích môi nguy và kiểm soát điểm tới hạn.

HACCP là gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) được hiểu là Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát các điểm tới hạn ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các phi hành gia. Cho đến nay, việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm thực hành sản xuất tốt – GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt – SSOP.

>>Xem thêm: Tổng quan về tiêu chuẩn HACCP là gì?

quy-trinh-tu-van-chung-nhan-haccpHệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP

Chứng nhận HACCP là gì?

Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tác được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp, doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được cấp chứng nhận (hay chứng chỉ) HACCP. Việc chứng nhận tiêu chuẩn HACCP thường được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.

Những doanh nghiệp nào nên áp dụng HACCP?

  • Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất trong nước hoạt động trong ngành thực phẩm như: bánh mì, rau củ quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp, các trang trại chăn nuôi.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài bắt buộc phải áp dụng HACCP để đồng bộ với công ty mẹ.
  • Các nhà cung cấp thực phẩm như nhà hàng, bệnh viện và khách sạn và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói.

quy-trinh-tu-van-chung-nhan-haccpÁp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất

Lợi ích khi áp dụng HACCP

  • Nâng cao được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng về việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thực hiện các cam kết về an toàn thực phẩm.
  • Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
  • Giảm thiểu chi phí tái chế và hủy sản phẩm nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.
  • Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gay ra.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp giám sát hệ thống an toàn thực phẩm một cách toàn diện có cải tiến khi thích hợp.
  • Là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế do HACCP là một tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế.
  • Đánh giá hệ thống định kỳ giúp doanh nghiệp giám sát liên tục hệ thống an toàn thực phẩm.

Dịch vụ tư vấn chứng nhận và đào tạo HACCP

Quy trình chứng nhận HACCP được thực hiện một cách khoa học, logic giúp doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục cần phải thực hiện để đạt được chứng nhận HACCP.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại Chất Lượng Việt (CLV). Doanh nghiệp cần các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, CLV sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Căn cứ vào tình hình áp dụng HACCP cụ thể của doanh nghiệp, CLV sẽ có đội ngũ chuyên gia đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

quy-trinh-tu-van-chung-nhan-haccp

Bước 3: Đánh giá tài liệu

Khi đăng ký chứng nhận HACCP, CLV sẽ đưa ra danh sách các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phục vụ cho quá trình đánh giá, thẩm xét hệ thống HACCP. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu, hồ sơ HACCP sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Sẽ có những khoá đào tạo vận hành và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Đoàn chuyên gia đánh giá đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống.

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

CLV sẽ kiểm tra lại tình trạng cần khắc phục các điểm không phù hợp đã được chỉ ra ở bước trước đó. Sau khi các điểm không phù hợp đã được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá , nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cùng dấu chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.

Chứng nhận HACCP có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp). Trong thời gian chứng chỉ còn hiệu lực, CLV sẽ tổ chức các cuộc đánh giám sát định kỳ thường niên mỗi năm 1 lần nhằm kiểm tra tình trạng áp dụng HACCP trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn HACCP thì giấy chứng nhận HACCP sẽ mất đi hiệu lực và bị thu hồi.

Chi phí tư vấn chứng nhận HACCP

Thực tế, chi phí chứng nhận HACCP cho mỗi tổ chức/doanh nghiệp là khác nhau. 

Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí xây dựng áp dụng và chi phí nhân sự tham gia cũng như chi phí đăng ký, chi phí thử nghiệm,… mà mức chi phí cũng có sự thay đổi.

Mọi thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hệ thống quản lý HACCP, cũng như để xác định cụ thể chi phí chứng nhận HACCP là bao nhiêu, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0901.981.789 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin tức liên quan

0901981789