Tiêu chuẩn BSIC là gì? mà ngày càng được quan tâm nhiều tại Việt Nam và ngày càng trở nên quen thuộc trong nền kinh tế toàn cầu. Là một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu để hỗ trợ các công ty trong việc tuân thủ và cải tiến xã hội trong các nhà máy và trang trại trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. BSCI cung cấp cho các công ty một phương pháp luận và báo cáo kiểm toán xã hội.
Tiêu chuẩn BSIC là gì?
BSCI viết tắt Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua một cam kết mạnh mẽ từ những người tham gia thực hiện hệ thống.
Tiêu chuẩn BSCI là gì?
Bộ tiêu chuẩn BSCI đưa ra 11 nội dung cụ thể và quan trọng:
- Tự do lập Hội và quyền thương lượng tập thể
- Trả thù lao công bằng
- An toàn sức khỏe và nghề nghiệp
- Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi
- Hệ thống quản lý xã hội và tác động phân tầng
- Hành vi kinh doanh có đạo đức
- Cấm phân biệt đối xử
- Giờ làm việc đáp ứng yêu cầu
- Không sử dụng lao động trẻ em
- Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỹ luật
- Bảo vệ an toàn môi trường.
Bộ quy tắc ứng xử BSCI là bộ các nguyên tắc và giá trị phản ánh sự tin tưởng của người tham gia BSCI và những mong đợi của họ đối với các đối tác kinh doanh. Các nguyên tắc được nêu trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI trình bày những mục tiêu đầy tham vọng và những kỳ vọng tối thiểu mà người tham gia BSCI có được liên quan đến cách ứng xử xã hội của chuỗi cung ứng của họ.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn BSCI
- Không phân biệt loại hình kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, địa điểm, nhân sự,… BSIC được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp.
- BSCI là tiêu chuẩn áp dụng tự nguyện, không bắt buộc. Bộ tiêu chuẩn tập trung vào việc phát triển hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và an toàn môi trường.
- BSCI thật sự cần thiết cho các doanh nghiệp đã và đang tham gia trong thị trường xuất khẩu toàn cầu, hoạt động trong các chuỗi cung ứng được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BCSI.
Tại sao doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn BCSI?
Thông qua quá trình áp dụng sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI), doanh nghiệp thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện các điều kiện làm việc công bằng tại các quốc gia trong chuỗi cung ứng của mình.
Doanh nghiệp có thể chứng minh với khách hàng và các đối tác rằng doanh nghiệp không chỉ nói về các nguyên tắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn áp dụng các nguyên tắc ấy trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho nhiều lần đánh giá mà vẫn có được một nền tảng vững vàng để tiến hành chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 trong tương lai.
- Áp dụng thành công BCSI doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường mới
- Doanh nghiệp có cơ hội thiết lập nền tảng cho các mối quan hệ kinh doanh trong tương lai
- Đạt chứng nhận BCSI, doanh nghiệp có thể củng cố lòng tin của khách hàng và đối tác
- Xây dựng điển hình về thực hiện các điều kiện sản xuất công bằng
Nguyên tắc của bộ BCSI
- Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
- Phù hợp: BSCI cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
- Toàn diện: BSCI có thể áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
- Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận, BSCI cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được chứng nhận SA 8000.
- Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng dịch vụ đánh giá chứng nhận của các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài.
- Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ và việc vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .
- Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
- Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.
- Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm bắt được những thông tin Tiêu chuẩn BCSI là gì? Đây là Bộ tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, không phải yêu cầu bắt buộc nhưng rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Nếu bạn cần đến sự tư vấn và giải đáp thắc mắc về BCSI, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ Chất Lượng Việt ngay nhé!