Tư vấn chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở đóng tàu biển, hàng hải

Ngành Công nghiệp tàu thủy đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc ngành “Công nghiệp nặng” của nước ta, có vị trí không thể thiếu đối với nền kinh tế. Để khẳng định về chất lượng, đảm bảo an toàn cho người và tàu biển, các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển bắt buộc phải xây dựng và duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở đóng tàu biển được quy định theo cơ sở pháp lý nào? Các quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nào!

Cơ sở pháp lý

Đóng mới, hoán cải tàu biển là gì?

Cơ sở đóng tàu được chia thành 2 loại:

  • Cơ sở đóng tàu loại 1 là cơ sở có đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tất cả các loại tàu biển.
  • Cơ sở đóng tàu loại 2 là cơ sở có đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tất cả các loại tàu biển chở khách có sức chở dưới 100 hành khách; tàu biển không phải là tàu chở khách có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 90m, trừ tàu chở dầu có tổng dung tích từ 1.000 GT trở lên, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu chở xô khí hóa lỏng.

Đóng mới tàu biển là quá trình thi công chế tạo tàu biển từ khi đặt sống chính đến khi bàn giao đưa phương tiện vào hoạt động khai thác.

tu-van-chung-nhan-iso-9001-cho-co-so-dong-tau-bien-hang-hai

Hoán cải tàu biển là quá trình thực hiện thay đổi một trong các thông số sau của tàu: kích thước chính, công dụng, mức độ phân khoang thân tàu, thể tích chứa hàng, khu vực chở khách.

Hoạt động sửa chữa tàu biển là hoạt động sửa chữa phục hồi tàu biển trên triền đà, ụ tàu hoặc mặt bằng sửa chữa sau khi tàu được đưa lên khỏi mặt nước.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển

#1. Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu:

Tại Điều 5 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu như sau:

  • Cơ sở đóng tàu phải có cán bộ kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau:
  • Đối với đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.
  • Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.
  • Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.
  • Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
  • Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

#2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Tại Điều 6 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như sau:

  • Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.
  • Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
  • Tại Điều 8 Nghị định 111/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường như sau:
  • Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

tu-van-chung-nhan-iso-9001-cho-co-so-dong-tau-bien-hang-hai

#3. Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng

Điều 9 Nghị định 111/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định hệ thống quản lý chất lượng.

  • Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động.
  • Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Lợi ích khi doanh nghiệp đóng tàu biển đạt chứng nhận ISO 9001

  • Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, chuẩn hóa quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
  • Đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực theo quy định của pháp luật và sự cam kết về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng.
  • Cải tiến nâng cao chất lượng sản xuất
  • Giảm thiểu sai sót, tăng hiệu quả làm việc
  • Xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở đóng tàu biển, hàng hải

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký tư vấn và thành lập Ban ISO

Bước 2: Đào tạo, tư vấn xây dựng kế hoạch thực hiện

Bước 3: Thông báo trong nội bộ tổ chức

Bước 4: Hướng dẫn xây dựng và thiết lập các quy trình/hướng dẫn và biểu mẫu

Bước 5: Thực hiện và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng đã thiết lập

Bước 6: Đánh giá nội bộ quy trình áp dụng ISO 9001

Bước 7: Đăng ký và chứng nhận ISO 9001

Bước 8: Duy trì chứng nhận ISO 9001

  • Chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp).
  • Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.
  • Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đọc có thể nắm được các quy định đối với cơ sở đóng tàu biển, hoán cải, hay sửa chữa tàu thuyền. Các bước tiến hành đăng ký tư vấn chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở đóng tàu biển. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên ISO của Chất Lượng Việt nhé!  

Tin tức liên quan

0901981789